Với nhiều nỗ lực,ộivcuộcsốkết quả giải ả rập xê út năm qua, ngành lao động - thương binh và xã hội đã thực hiện tốt các chỉ tiêu trọng tâm của ngành như tạo việc làm, tuyển sinh đào tạo nghề, chăm lo gia đình chính sách, hộ nghèo, góp phần quan trọng trong các hoạt động an sinh xã hội, vì cuộc sống Nhân dân.
Đoàn người có công của Hậu Giang đi điều dưỡng ở miền Trung.
Tạo nhiều việc làm cho người lao động
Năm 2022 toàn tỉnh có 17.490 lao động được giải quyết việc làm, đạt 116,6% kế hoạch năm 2022, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2021. Để thực hiện đạt kết quả này, ngay từ những tháng đầu năm, công tác giải quyết việc làm đã được các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh chủ động đẩy mạnh với nhiều giải pháp.
Theo bà Bùi Mỹ Tiên, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành A, để thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm, đơn vị đã chủ động phối hợp với các xã, thị trấn trên địa bàn nắm bắt nhu cầu việc làm của người lao động để giới thiệu cho những doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển lao động trên địa bàn. Triển khai các giải pháp hỗ trợ nhằm tạo thêm việc làm mới, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các lớp nghề hướng đến nhu cầu xã hội như may công nghiệp, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật chế biến món ăn… Sau khi học nghề, học viên có thể tự tạo việc làm, hoặc được giới thiệu việc làm trong các công ty, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần giúp người lao động ổn định cuộc sống.
Cùng với huyện Châu Thành A, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã triển khai linh hoạt các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động bám sát với đặc thù, lợi thế của mỗi địa phương. Cùng với đẩy mạnh sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế, các địa phương chú trọng phối hợp với doanh nghiệp tạo việc làm tại chỗ cho lao động, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập gia đình.
Nhờ được mọi người giới thiệu về cơ hội việc làm ở Công ty TNHH Jia Zhi (thành phố Vị Thanh), chị Huỳnh Thị Thúy Vân, ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, đã đăng ký học nghề may công nghiệp và được công ty tuyển dụng vào làm. Từ ngày đi làm chị đã có thêm khoản thu nhập để lo cho gia đình. Bình quân mỗi tháng chị cũng kiếm được 4 triệu đồng, nếu tăng ca thì thu nhập sẽ tăng thêm. Nhờ công việc này, cuộc sống gia đình chị đỡ vất vả hơn. Chị Vân cho biết: “Có công việc gần nhà, phụ nữ nông thôn chúng tôi mừng lắm, vừa có thể kiếm tiền vừa lo chuyện gia đình”.
Ngoài nỗ lực của các địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm; kịp thời chia sẻ thông tin lên website của trung tâm để kết nối trực tuyến giữa người lao động và doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long để chuyển tải thông tin về thị trường lao động.
Bên cạnh giải quyết việc làm, một trong những mục tiêu trọng tâm mà ngành lao động - thương binh và xã hội hướng đến là thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống người có công với cách mạng, hộ nghèo, những đối tượng yếu thế…
Quan tâm công tác an sinh xã hội
Thời gian qua, tỉnh nhà đã thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi dành cho gia đình chính sách, đồng thời, đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm sóc người có công với cách mạng. Ông Nguyễn Quốc Liêm, thương binh ở khu vực Bình Tân, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, được hỗ trợ xây dựng căn nhà tình nghĩa. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, vì vậy, khi được địa phương vận động hỗ trợ căn nhà tình nghĩa ông rất vui. “Lúc chiến tranh thì sẵn sàng cầm súng đi đánh giặc, chứ đâu có nghĩ sau này được hưởng chế độ này kia đâu. Trong cuộc sống hôm nay, gia đình đã được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Những tình cảm ấy, gia đình chính sách chúng tôi thấy ấm lòng lắm”, ông Liêm bộc bạch.
Song song với công tác chăm lo nhà ở cho gia đình chính sách, ngành lao động - thương binh và xã hội còn làm tốt công tác giải quyết hồ sơ cho người có công. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi như điều dưỡng, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, đào tạo nghề, miễn giảm học phí cho con em gia đình chính sách… Ông Trần Thanh Liêm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: “Với tinh thần trách nhiệm, ngành luôn thực hiện tốt công tác chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Hoạt động này không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với những người đã từng đóng góp công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của đất nước, mà còn góp phần giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ trẻ hôm nay”.
Không chỉ giúp các thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng ổn định cuộc sống, tỉnh còn thực hiện tốt công tác phụng dưỡng, chăm sóc các Mẹ Việt Nam anh hùng - những người mẹ đã hy sinh hạnh phúc riêng tư, âm thầm tiễn chồng, tiễn con ra trận năm xưa. Toàn tỉnh hiện còn 56 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống và các mẹ đều được các tổ chức, đơn vị nhận phụng dưỡng đến cuối đời. Cùng với đó, các cấp trong tỉnh đã huy động thêm nguồn lực từ nội lực và xã hội hóa để bổ sung các chính sách góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công. Đây là những việc làm thể hiện trách nhiệm và đượm truyền thống Hậu Giang tình đất tình người.
Song song đó, ngành lao động - thương binh và xã hội còn thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách về giảm nghèo như hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ nhà ở, y tế hỗ trợ tiền điện... Qua đó, giúp người dân có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững. Nếu như đầu năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm 6,45% dân số, thì đến cuối năm qua kết quả rà soát sơ bộ giảm còn 4,99%.
Ông Trần Thanh Liêm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thông tin: Năm 2023, ngành tiếp tục triển khai, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chế độ, chính sách về công tác lao động, người có công và xã hội. Trong đó, xác định thực hiện hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được thoát nghèo theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra; đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc làm góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh, sớm hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành năm 2023.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2022 toàn tỉnh tạo và giải quyết việc làm cho 17.490 lao động, đạt 116,6% kế hoạch năm 2022, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tuyển sinh đào tạo nghề được 7.746 người, đạt 119,17% kế hoạch năm 2022, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp nhận mới 1.906 hồ sơ người có công các loại. Đã xét giải quyết 1.895 hồ sơ. Trong đó, đạt 1.755 hồ sơ, không đạt 127 hồ sơ, còn 24 hồ sơ đang trong thời gian xem xét, giải quyết. Trợ cấp hàng tháng cho 390.789 lượt đối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ mai táng phí cho 2.338, hỗ trợ khẩn cấp cho 256 trường hợp... |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU