游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:48:15
Đề xuất sửa 18 điều trong Luật Đầu tư,ậtvềgỡvướngtrongđầutưkinhdoanhChưađủđiềukiệntrìnhQuốchộkết quả trận youngboy Doanh nghiệp và Xây dựng
Đây là dự án Luật được nhiều kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh… Theo tờ trình ban đầu, Chính phủ đề xuất sửa đổi liên quan đến 12 Luật hiện hành, với 89 điều sửa đổi, gồm: Luật Đầu tư, Luật DN, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật quản lý thuế, Luật Quảng cáo, Luật Nhà ở, Luật Khoáng sản, Luật Điện ảnh, Luật đấu thầu và Luật quy hoạch đô thị.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế (UBKT), việc dự án Luật sửa đổi đến 12 Luật hiện hành là quá nhiều, nội dung sửa đổi của từng luật cũng khá lớn, trong đó có nhiều luật mới có hiệu lực. Việc sửa đổi cũng chưa làm rõ được tính cấp thiết của các nội dung sửa đổi, tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật hiện hành… và chưa có đánh giá tác động của các luật này đến môi trường đầu tư kinh doanh.
Tiếp thu ý kiến của Thường trực UBKT, cơ quan soạn thảo đã rà soát thống nhất phạm vi sửa đổi bao gồm các vấn đề cấp thiết gây cản trở hoạt động của DN trong 3 Luật là Luật Đầu tư, Luật DN và Luật Xây dựng, với 18 điều sửa đổi, bổ sung.
Qua thẩm tra, Thường trực UBKT nhất trí với đề xuất sửa 3 luật của Chính phủ, nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành và từ sự thiếu đồng bộ giữa các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, minh bạch, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ, phát triển DN; trình Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp.
Tốt cho DN, nhưng chưa "cháy nhà, chết người"
Tuy nhiên, thảo luận tại phiên họp, nhiều thành viên UBTVQH băn khoăn về tính cấp thiết của dự án Luật, khi mà các điều khoản sửa đổi, bổ sung được cho là chưa hẳn cấp bách, chưa làm rõ ý tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo động lực phát triển kinh doanh. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc băn khoăn, sau khi sửa xong luật này, liệu kỳ sau có lại sửa nữa hay không? “Kỳ nào cũng sửa các luật thế này cũng rất gay go, nên nghiên cứu thấu đáo sửa một lần thôi”, ông Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị.
Một số ý kiến khác cho rằng nhiều nội dung sửa đổi trong luật mang tính hành chính, thủ tục, vướng mắc là nằm ở khâu triển khai và có thể được tháo gỡ bằng các văn bản hướng dẫn dưới luật của Chính phủ, Bộ, ngành… Chẳng hạn như việc rút ngắn thời hạn xem xét hồ sơ cấp giấy phép xây dựng xuống còn 20 ngày, thay vì tối đa 30 ngày như hiện nay, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, có thể cấp phép trong 20 ngày mà không cần sửa luật, và cũng không hẳn là vấn đề bức xúc, cấp bách phải sửa ngay.
Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự án Luật này xuất phát từ chủ trương của Chính phủ mới muốn tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN, cải thiện môi trường kinh doanh, cạnh tranh thu hút FDI với các nước trong khu vực…
Nhiều nội dung sửa đổi trong dự án Luật có thể là nhỏ, nhưng lại đang là vướng mắc của DN mà được quy định trong luật, không phải ở cấp Nghị định nên phải sửa luật mới có thể tháo gỡ. “Đúng là không sửa thì cũng không “cháy nhà, chết người”, nhưng nếu sửa thì sẽ rất tốt cho DN”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị.
Sẽ xem xét thông qua trước danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, do thời gian quá gấp, luật thiếu nhiều điều kiện để trình ra Quốc hội theo quy trình như dự thảo Nghị định, báo cáo đánh giá tác động… Tính chất của các điều luật chưa thực sự là rào cản, nhiều vướng mắc là do khâu tổ chức thực hiện, không xuất phát từ luật. Đồng thời, khi xây dựng một luật sửa nhiều luật phải hết sức cân nhắc để tránh phá vỡ cấu trúc, logic của các luật hiện hành.
“Quốc hội luôn sẵn sàng, nhưng Chính phủ cần rà soát, đánh giá tác động từng khoản luật theo đúng quy định. Có thời gian rà soát, đánh giá, thẩm tra, chắc chắn chất lượng luật sẽ tốt hơn. Hôm nay, nếu sửa 18 điều cũng không giải quyết ngay được những tắc nghẽn, vướng mắc. Hơn nữa, có nhiều vướng mắc có thể sửa được bằng cách ban hành hướng dẫn”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Kết luật phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định quan điểm xuyên suốt của UBTVQH là luôn ủng hộ Chính phủ, cùng chung lưng đấu cật giải quyết khó khăn của đất nước, trong đó tạo mọi điều kiện tháo gỡ khó khăn cho DN. Tuy nhiên, do còn những vấn đề như nêu trên về trình tự, thủ tục, nội dung…, UBTVQH thấy rằng, dự án này chưa đủ điều kiện trình Quốc hội, cũng chưa đủ điều kiện yêu cầu về tính cấp bách để trình theo thủ tục rút gọn. Do đó, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ của dự án Luật để xem xét trong phiên họp sau.
Riêng về đề nghị giảm bớt 36 ngành nghề trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, UBTVQH đề nghị cơ quan soạn thảo trình riêng để UBKT thẩm tra. Sau khi thẩm tra và đạt sự thống nhất, sẽ trình ra Quốc hội xem xét, thông qua theo thủ tục rút gọn ngay tại kỳ họp thứ 2 sắp tới./.
H.Y
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接