游客发表
发帖时间:2025-01-26 01:39:30
Hình tượng con trâu trong tranh của họa sỹ Lê Thiết Cương
Ở Việt Nam,ượngcontracircutrongvănhoacuteacủangườiViệso keo nha cai trâu đã đi vào đời sống của người dân từ bao đời nay.
Theo các di chỉ khảo cổ, hàng vạn năm trước, người Việt cổ đã thuần hóa trâu rừng thành trâu nhà và biến nó trở thành con vật gần gũi, thân thiết.
Hình ảnh con trâu siêng năng, cần cù gắn liền với người nông dân, lũy tre làng đã khắc sâu trong tâm thức của bao thế hệ người Việt và được thể hiện trên nhiều phương diện từ văn học, hội họa, phong tục...
Một biểu tượng đẹp
Trong văn hóa dân gian, con trâu được thức nhận, chiêm nghiệm sâu sắc và đa dạng, đa chiều. Tri thức về con trâu xuất hiện sớm nhất trong tri thức về loài vật của người Việt.
Hình ảnh con trâu được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần và lao động sản xuất từ hàng ngàn năm đã đi vào ca dao tục ngữ, trở thành đề tài, nguồn cảm hứng phong phú của văn học, hội họa, điêu khắc, âm nhạc...
Theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Võ Văn Sen, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết hình ảnh con trâu có mặt trong các tác phẩm văn hóa dân gian, trong các bức điêu khắc tại đình làng, tượng trâu bằng đất nung, đầu trâu bằng đá có niên đại hàng ngàn năm.
Đó là hình ảnh “Trâu cõng chú bé thổi sáo trong tranh Đông Hồ” “Trâu vàng đẫm mình tại Hồ Tây” hay trong truyện cổ tích Kim Ngưu, chờ bà mẹ nào sinh đủ 10 con trai thì ra kéo trâu về; con trâu mưu trí đánh bại hổ dữ trong câu chuyện cổ tích “Trí khôn của ta đây;” truyện ngụ ngôn “Lục súc tranh công” cũng nhắc tới trâu là con vật đầu tiên, cùng với các vật nuôi trong nhà có công sinh ra thóc, gạo, ngô, đỗ cho con người.
Trong nhiều câu ca dao, tục ngữ, hình ảnh trâu còn xuất hiện để răn dạy người đời, hoặc truyền đạt các kinh nghiệm sống như “Làm ruộng phải có trâu/Làm dâu phải có chồng,” “Tậu trâu xem vó, lấy vợ xem nòi,” “Làm ruộng không trâu như làm giàu không thóc”...
Tương tự, Tiến sỹ Mai Mỹ Duyên, nguyên Phó Trưởng khoa sau Đại học, Giảng viên trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng có lẽ không người Việt nào không biết đến những câu ca chan chứa tình cảm như "Trâu ơi ta bảo trâu này/Trâu ra ngoài ruộng cấy cày với ta/Cấy cày vốn nghiệp nông gia/Ta đây trâu đấy ai mà quản công/Bao giờ cây lúa còn bông/Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn" cùng nhiều câu chuyện cảm động về mối quan hệ giữa con người với loài vật hiền lành này được lưu truyền trong dân gian.
Chính nhờ sự gần gũi đã tạo nên mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người với trâu. Nhưng có lẽ chính quá trình lao động cùng nhau, những nét tương đồng về số phận, tính cách giữa người nông dân và con trâu mới là yếu tố quan trọng khiến cho trâu và người trở thành đôi bạn thân thiết, thủy chung.
Trâu cũng là con vật tình nghĩa, dù xa cách nhiều năm vẫn nhớ chủ, đi xa vẫn nhớ đường về, trả công cho người chăm sóc hậu hĩnh, xứng đáng.
Không chỉ gắn liền với nền kinh tế, trâu còn là biểu tượng của sức mạnh, tượng trưng cho sự bền bỉ.
Vào các lễ hội mùa Xuân, trâu còn là linh vật trong các lễ tạ ơn trâu của đồng bào Thái ở vùng núi Tây Bắc, lễ hội chọi trâu của người dân xứ biển Đồ Sơn (Hải Phòng); Bắc Ninh, Thái Nguyên, lễ hội đâm trâu truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên...
Với bản chất hiền lành, hòa đồng và chăm chỉ, lấy tên là “Trâu Vàng” (còn gọi là Kim Ngưu) từng được chọn làm linh vật cho SEA Games 22 tổ chức tại Việt Nam năm 2003 với ước vọng về mùa màng tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc, tượng trưng sức mạnh và tinh thần thượng võ của người Việt.
Phát huy tinh thần “văn hóa Trâu”
Hiện nay, dù đất nước đã đổi mới rất nhiều nhưng con trâu vẫn luôn là hình tượng gần gũi, thân thiết với người nông dân. Ở những vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện kinh tế phát triển cơ giới hóa sản xuất thì con trâu vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng, là sức kéo chủ yếu, là đầu cơ nghiệp để giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Lúc sinh thời, Bác Hồ dù bận trăm công ngàn việc nhưng vẫn luôn nhắc nhở mọi người chú ý chăm sóc nguồn sức kéo quan trọng của nhà nông, bởi đó là tài sản lớn.
Bác đã viết bài "Cần chăm sóc trâu bò trong vụ rét sắp tới." Bài báo của Bác có đoạn: "Việc chăm sóc trâu, bò là nhiệm vụ chung của cả hợp tác xã. Cán bộ địa phương đều ra sức làm tốt. Đó cũng là một cách thiết thực của đồng bào nông dân ở hậu phương tham gia sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước."
Đối với Bác, không có việc nào là nhỏ, nếu như mỗi người, từ những người nông dân chăn trâu, bò nếu làm tốt công việc của mình đều góp phần vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Tương tự, theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Võ Văn Sen, dưới thời nhà Lý-Trần, với chính sách trọng nông, khuyến nông, nhà nước phong kiến rất quan tâm tới việc bảo vệ nguồn sức kéo.
Năm 1123, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu nhắc nhở: “Trâu là con vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người. Từ nay cấm không được giết trâu ăn thịt. Ai làm trái thì trị tội theo pháp luật."
Luật Hình (thời Lý), Hình luật (thời Trần) đều có những điều khoản cụ thể quy định hình phạt về tội ăn trộm và giết hại trâu bò, những nhà láng giềng biết mà không tố giác cũng bị trừng phạt.
Vào đầu Xuân, theo lệ, nhà vua thân chinh làm lễ tế Thần nông và cày ruộng Tịch điền, trâu cày ruộng tịch điền phải là trâu đực.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong thời đại phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì hình ảnh con trâu kềnh càng, chậm chạp không còn phù hợp. Thời đại mới, tất cả phải nhanh chóng, “siêu tốc,” “phi mã” nên đều trở nên gọn nhẹ, tinh xảo hơn...
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, người đã dành hơn 60 năm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, nhận định biểu tượng con trâu rất thích hợp với xu hướng phát triển "chậm mà chắc," với xu hướng coi trọng những giá trị tinh thần làm nền tảng của đạo đức xã hội như hiền lành, hài hòa, chất phác, chăm chỉ, cần cù lao động, tình nghĩa thủy chung, kiên cường.
Gốc có bền, cây mới vươn cao, nền móng có chắc chắn thì ngôi nhà mới vững chãi được. Dân giàu, nước mạnh; dân yên, nước vững bền. Đó là bài học giản dị, sâu sắc của cha ông mà đôi lúc nhiều người không nhớ.
Vì vậy, cần chú trọng chiến lược giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những giá trị đạo lý truyền thống tốt đẹp đã được vun đắp ngàn đời đến nay.
Trong những ngày đầu năm 2021, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đất nước chào đón năm mới Tân Sửu với tinh thần phát huy văn hóa truyền thống của năm “con trâu,” toàn Đảng, toàn quân và dân ra sức phấn đấu đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân.
Đây là việc làm có ý nghĩa nhiều mặt, chắc chắn được mọi người dân Việt Nam, trong đó có nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đồng tình, hưởng ứng và sẽ thành công.
Bên cạnh đó, trâu gắn liền với nền văn minh lúa nước, tính cách con người Việt, cũng gắn với sự hiền hòa, đôn hậu và cần mẫn của người nông dân. Hình tượng con trâu trong văn hóa Việt Nam thể hiện sự phấn đấu và vươn lên.
Năm 2020 vừa qua, cả nước đã và đang chiến đấu với những khó khăn do dịch bệnh COVID-19, tất cả đều đang chờ đợi một sự khởi động, đột phá trở lại. Và năm con Trâu với hy vọng mang “sức Trâu đẩy lùi đại dịch” dự báo những bước thay đổi, phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接