6 bị cáo trong vụ án gồm: Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân (41 tuổi,ửphúcthẩmvụbịcáotrongvụánAgribankCầnThơđượctuyênvôtộxep hang phan lan Giám đốc Công ty thủy sản TNHH một thành viên Tây Nam); Phạm Tường Thi (41 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Tân Tiến); Nguyễn Văn Đạt (38 tuổi, nguyên nhân viên Công ty Tân Tiến); Lê Thanh Hải (57 tuổi), Trần Huy Liệu (49 tuổi), là các nguyên Giám đốc, Phó giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ; Bùi Tuấn Anh (46 tuổi, nguyên trưởng phòng tín dụng).
Các bị cáo này bị cáo buộc gây thiệt hại cho Agribank Cần Thơ hơn 300 tỷ.
Tại phiên xử sơ thẩm, TAND TP Cần Thơ tuyên cả 6 bị cáo nói trên không phạm tội. Sau đó, VKSND TP Cần Thơ có kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Theo VKSND TP Cần Thơ, bản án sơ thẩm số 01 ngày 7/1 của TAND TP Cần Thơ, tuyên các bị cáo Lê Thanh Hải, Trần Huy Liệu, Bùi Tuấn Anh, Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân, Phạm Tường Thi và Nguyễn Văn Đạt không phạm tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không đánh giá đầy đủ, toàn diện chứng cứ, tài liệu đã được thu thập trong vụ án.
Theo VKSND TP Cần Thơ, hội đồng xét xử cho rằng, hậu quả thiệt hại trong vụ án phải được xác định từ việc bị hại là Agribank bán tài sản được đảm bảo trong vụ án thông qua đấu thầu công khai, thì giá trị tài sản mới khách quan và xác thực, phù hợp với quyền tự định đoạt giữa các đương sự, với giá trị thị trường; còn kết luận định giá vẫn là chủ quan và được xác định như vậy chỉ là giá trị tham khảo, do chưa xử lý tài sản đảm bảo nên chưa có căn cứ để xác định thiệt hại, khắc phục hậu quả với các khoản vay của 3 công ty và 2 cá nhân trong vụ án.
VKSND TP Cần Thơ cho rằng, nhận định trên của HĐXX đã không đúng với quy định pháp luật theo khoản 2 điều 10 Nghị quyết số 3 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
Ngoài ra, theo bản kháng nghị, việc HĐXX nhận định, trong trường hợp xét xử các bị cáo theo Điều 179 Bộ Luật hình sự năm 1999 hoặc Điều 206 Bộ Luật hình sự năm 2015 thì phải xác định được thiệt hại, trong khi hiện nay Agribank cũng không xác định được thiệt hại.
“Như vậy, HĐXX cho rằng chủ thể chứng minh thiệt hại trong vụ án hình sự là bị hại là vi phạm quy định Điều 15 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định xác định sự thật vụ án tố tụng hình sự.
Để chứng minh tội phạm, cơ quan điều tra và VKSND TP Cần Thơ đã thu nhập chứng cứ theo đúng quy định tại Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự”, VKSND TP Cần Thơ khẳng định.
Đồng thời, VKSND TP Cần Thơ cũng nêu, HĐXX không chấp nhận giá trị tài sản do hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự các địa phương và Trung ương định giá vì cho rằng, hoạt động định giá trong tố tụng hình sự còn nhiều hạn chế và lấy giá trị tài sản do luật sư cung cấp từ các chứng thư của công ty thẩm định giá, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền đất, kết luận Thanh tra Chính phủ để so sánh, đưa ra chênh lệch là không đúng với quy định pháp luật, chưa đánh giá toàn diện chứng cứ.
Từ đó, VKSND TP Cần Thơ kháng nghị toàn bộ bản án sơ thẩm; đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm của TAND TP Cần Thơ để xét xử lại theo đúng quy định.
Tại phiên tòa, đại diện VKSND vẫn giữ nguyên kháng nghị của VKSND TP Cần Thơ.