当前位置:首页 > World Cup

【keo mha cai】Chủ động, linh hoạt, hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có cho phát triển Thủ đô

Các cơ chế, chính sách đặc thù đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Ảnh: NNK

Chiều 25/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã báo cáo Nghị quyết 115/20220/QH14 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội (NQ 115).

Đề xuất cho phép mở rộng hỗ trợ các địa phương ngoài nước

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định, việc thực hiện NQ 115 đã tạo khuôn khổ pháp lý riêng về cơ chế quản lý tài chính - ngân sách cho Thủ đô; giúp thành phố chủ động sử dụng linh hoạt, hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có; góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa thành phố với các tỉnh, thành phố trong cả nước, lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”…

TP. Hà Nội đề nghị Quốc hội cho phép thành phố được quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách mới hoặc cao hơn của trung ương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách TP. Hà Nội mà ngân sách trung ương không hỗ trợ.

Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tế triển khai, TP. Hà Nội đề nghị Quốc hội sớm ban hành quy định cho phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước thực hiện các dự án có tổng mức kinh phí dưới 15 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.

Đồng thời, cho phép thành phố được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô, ngoài việc thực hiện chi thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng chung trong cả nước. Tổng mức chi phù hợp với khả năng ngân sách của thành phố và không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

Bên cạnh việc được sử dụng ngân sách cấp thành phố để hỗ trợ các địa phương khác trong nước như hiện nay, Hà Nội đề nghị Quốc hội cho phép thành phố được mở rộng phạm vi hỗ trợ cho cả các địa phương ngoài nước; cho phép cấp huyện sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ các quận, huyện, thị xã khác của TP. Hà Nội và các đơn vị cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố khác trên cả nước trong việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ an sinh xã hội...

Các cơ chế, chính sách đặc thù đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô
Giao quyền cho Thủ đô quyết định đầu tư công, các dự án theo hình thức công - tư. Ảnh: TL

Hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội 3 nội dung có tính chiến lược vào kỳ họp tháng 10 tới

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy -Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cho biết, cuộc làm việc của Chủ tịch Quốc hội với TP Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng trong thời điểm Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô đang tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố. Nội dung cuộc làm việc đều là những hành lang pháp lý rất quan trọng để TP. Hà Nội có điều kiện phát triển bứt phá, góp phần hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị.

Theo ông Đinh Tiến Dũng, Hà Nội tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến trao đổi, góp ý của các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội và các bộ, ngành trung ương; đặc biệt là tiếp thu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội để tổ chức triển khai thực hiện, hoàn thành các báo cáo; đặc biệt là hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội 3 nội dung có tính chiến lược vào kỳ họp tháng 10 tới gồm: Luật Thủ đô (sửa đổi); Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của Luật Thủ đô (sửa đổi), Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, điều quan trọng nhất là Luật Thủ đô (sửa đổi) phải giao quyền cho Hà Nội, tạo động lực mới cho Thủ đô phát triển. Ví dụ như giao quyền cho Thủ đô quyết định đầu tư công, các dự án theo hình thức công - tư (PPP), đầu tư các dự án cầu quy mô lớn như các cầu qua sông tại Hà Nội (cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên) có tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng (thuộc nhóm dự án trọng điểm quốc gia) hay các cầu liên tỉnh thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương như cầu Ngọc Hồi, cầu Vân Phúc...

Kết luận buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cơ bản nhất trí với các kiến nghị, đề xuất của TP. Hà Nội. Đây đều là những kiến nghị xuất phát từ thực tiễn nên vấn đề nào thuộc thẩm quyền của các bộ đề nghị rà soát, giải quyết luôn; vấn đề nào thuộc nhiệm vụ của Quốc hội đề nghị tổng hợp để báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu sắp tới. “Đối với những nhiệm vụ cấp bách, đột xuất, thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay Quốc hội cũng sẽ tổ chức họp giải quyết ngay” - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Thống nhất về mặt nguyên tắc đối với các quan điểm xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải làm sao thể chế hóa được quan điểm trực tiếp nhất hiện nay về phát triển Thủ đô là Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị với mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, an ninh, an toàn; văn hiến, văn minh, hiện đại; phát triển nhanh và bền vững, có sức lan tỏa, thúc đẩy Vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.../.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô là rất cần thiết. Các cơ chế, chính sách đặc thù của Thủ đô có thể khác với các luật hiện hành về cùng một nội dung, một lĩnh vực; đồng thời phải phù hợp với quy định của Hiến pháp và chủ trương của Đảng; xử lý tốt mối quan hệ giữa áp dụng Luật Thủ đô và các luật chuyên ngành mà Quốc hội ban hành sau khi ban hành Luật Thủ đô để bảo đảm hiệu lực thi hành. Cần rất chú ý vấn đề này! Cái gì khác chưa có mà Luật Thủ đô có thì áp dụng theo Luật Thủ đô. Cái gì mà luật chuyên ngành có mà có lợi hơn thì áp dụng luật chuyên ngành.

分享到: