【lịch bóng đá afc】Tâm sự của một F0: Trị khỏi không phải đã xong…

时间:2025-01-11 17:00:45 来源:Empire777

Tiêm đầy đủ 3 mũi vắc-xin,ựcủamộtFTrịkhỏikhngphảiđlịch bóng đá afc đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên, tôi tự tin mình sẽ khó “dính” F0. Có lẽ sự tự tin đó đã cho tôi bài học, khi test nhanh SARS-CoV-2 lên 2 vạch...

Bệnh nhân Covid-19 được Trạm Y tế xã Vị Tân (thành phố Vị Thanh) cấp thuốc và hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà.

Một buổi sáng cuối tháng 2, thức dậy với cổ họng đau rát, toàn thân ê ẩm, tiêu chảy,... triệu chứng rất giống với lời kể của những người bạn từng nhiễm Covid-19 của tôi. Dẫu vậy, tôi vẫn tự trấn an mình: “Có lẽ chỉ bị cảm, vả lại mình đã tiêm đủ 3 mũi vắc-xin, thực hiện nghiêm “Thông điệp 5K” của Bộ Y tế, nếu lỡ có “dính” thì cũng chỉ như cảm cúm thông thường”.

Tuy vậy, tôi không thể yên tâm và đến trạm y tế xã để được test nhanh. Đây là bước vô cùng quan trọng vì sẽ giúp F0 có cơ sở để được cấp giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội sau khi khỏi bệnh.

Dù đã chuẩn bị tinh thần, nhưng khi nhìn thấy 2 vạch trên que test, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng. Bác sĩ đa khoa Nguyễn Cẩm Tú, Trưởng trạm Y tế xã Vị Tân (thành phố Vị Thanh), người tiếp nhận thông tin, cấp thuốc điều trị cho tôi, căn dặn: “Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý phải theo dõi sức khỏe hàng ngày. Trong thời gian điều trị, nếu có dấu hiệu khó thở, ho ra máu, đau tức ngực kéo dài, khó thở, lơ mơ,... cần báo ngay với trạm để được hỗ trợ xử lý kịp thời”.

Khi biết tôi nhiễm Covid-19, nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã mách bảo nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị từ xông mũi bằng tỏi, dầu gió, ăn cái này, uống cái kia, đến những loại thuốc cần phải… thủ sẵn. Có cách tôi làm ngay, có cách tôi tham khảo để dành nhưng quan trọng là phải giữ tinh thần thật tốt. Bởi tôi biết, sức khỏe mỗi người khác nhau và có người bị mất khứu giác, vị giác còn bản thân tôi thì không. Tôi cố gắng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các bác sĩ như ăn đủ 3 bữa chính, tăng cường các bữa phụ. Ăn nhiều trái cây, bổ sung vitamin đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng…

Trong thời gian cách ly tại nhà, tránh tiếp xúc với mọi người, mọi thói quen sinh hoạt bị thay đổi làm những bệnh nhân như tôi cảm thấy bí bách, mệt mỏi. Để vượt qua điều này, tôi thường xuyên vận động, đi lại trong phòng, tập thể dục nhẹ, tập thở 15 phút mỗi ngày để tốt cho phổi. Còn với những ai có điều kiện thì có thể tắm nắng sáng. Hàng ngày, cùng với chế độ dinh dưỡng thì cần kết hợp súc miệng, họng bằng nước muối hoặc thuốc chuyên dụng, thường xuyên xông mũi và ngủ nghỉ hợp lý để hạn chế nguy cơ di chứng hậu Covid-19. Nhà cửa thông thoáng, thường xuyên theo dõi chỉ số SpO2, kiểm tra thân nhiệt và đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho người khác,...

Covid-19 khiến tôi rất khó chịu, khi bệnh sang ngày thứ 2, tôi mệt mỏi hơn, ho nhiều hơn và sốt gần 380C. Cảm giác hồi hộp, bất an xuất hiện. Khi nghe tôi kể về tình trạng của mình, nhiều bạn bè từng là F0 ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với tôi các loại thuốc mà họ từng sử dụng.

Nhận toa thuốc truyền miệng, tôi cứ phân vân, liệu mình có nên sử dụng?, nhớ lại lời bác sĩ Nguyễn Hải Vân, Phó khoa Kiểm soát dịch bệnh - HIV/AIDS, Trung tâm Y tế huyện Vị Thủy, tôi quyết định không tự ý dùng kháng sinh hay toa thuốc nào ngoài những loại được kê đơn. “Hệ thống y tế ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh khá đầy đủ, lớn mạnh, người dân sử dụng công nghệ cũng khác với người dân ở tỉnh. Còn ở Hậu Giang, người dân đa số lớn tuổi, nhà trong vườn, nhiều người không có điện thoại nên liên lạc khó khăn. Việc người này chỉ người kia mua thuốc uống điều trị Covid-19, có những thuốc thực tế nếu chưa tới giai đoạn cần thiết sẽ phản tác dụng. Chúng tôi đã từng điều trị trường hợp bị suy hô hấp nặng do uống thuốc theo lời người ta chỉ”, bác sĩ Vân chia sẻ.

Bác sĩ Công Duy Khang, Khoa điều trị, Trung tâm ICU tỉnh (Bệnh viện Phổi tỉnh) khi nghe tôi bày tỏ lo lắng về sức khỏe, hậu Covid-19, bác sĩ Khang dặn dò: “Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tập vận động và tập thở, tăng cường hô hấp, mau hồi phục. Quan trọng là giữ tâm lý thật thoải mái, không nên lo lắng và suy nghĩ nhiều sẽ nhanh chóng khỏi bệnh”. 

Nhờ tuân thủ các quy định, sau 7 ngày cách ly và điều trị tại nhà, tôi đã khỏi Covid-19.

Tuy nhiên, trị khỏi không phải là xong, tôi còn đối mặt với vấn đề hậu Covid-19 với triệu chứng hụt hơi, khó ngủ, chóng mặt gây khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống. Khi đi kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ khuyên tôi và các F0: Sau khi hồi phục cần phải tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều ga. Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối. Nếu có bất thường cần phải đi khám sớm tại các cơ sở y tế để kịp thời phát hiện tổn thương sau Covid-19 đặc biệt khi là những người có tiền sử bệnh lý nền, đã dùng thuốc chống đông, chống viêm. Chỉ sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy hiểm không đáng có, tránh tiền mất tật mang.

Trải qua những ngày sống chung với Covid-19 tôi mới hiểu những khó khăn, mệt mỏi mà các F0 phải trải qua kinh khủng như thế nào. Bệnh sẽ càng khó điều trị hơn nếu F0 là người lớn tuổi, có bệnh nền hoặc chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ. Tôi tự thấy mình may mắn vì đã có vắc-xin và được điều trị tại nhà, các bác sĩ tại trạm y tế hỗ trợ nhiệt tình.

Dịch bệnh vẫn còn đang phức tạp với các biến chủng mới, phòng bệnh vẫn là biện pháp tốt nhất, mong mọi người đừng chủ quan, lơ là với tâm lý “ai rồi cũng F0” vì không ai biết chắc được Covid-19 sẽ tàn phá sức khỏe mình như thế nào nếu chẳng may nhiễm bệnh.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

推荐内容