Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc,ảithuhồithựcphẩmđatildehếtthờigiansửdụsoi kèo busan i park thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn, vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Ảnh chỉ có tính minh họa - Internet |
Theo đó, cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm phải thực hiện việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra trong các trường hợp: Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn lưu thông, bán trên thị trường; thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành; thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh làm sản phẩm không bảo đảm an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc có chứa tác nhân gây ô nhiễm vượt giới hạn quy định.
Thông tư cũng nêu rõ các hình thức xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Cụ thể, sẽ khắc phục lỗi ghi nhãn đối với trường hợp sản phẩm ghi nhãn chưa đúng quy định. Chuyển mục đích sử dụng đối với những trường hợp thực phẩm hết hạn sử dụng, không phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu nhưng không có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm.
Đối với các trường hợp thực phẩm nhập khẩu không bảo đảm an toàn, thực phẩm nhập khẩu hết hạn sử dụng; thực phẩm chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ áp dụng hình thức tái xuất. Đối với thực phẩm bị biến chất, thiu, thối; thực phẩm sử dụng chất phụ gia hoặc chất hỗ trợ chế biến vượt quá mức giới hạn cho phép; thực phẩm có chất độc hại... sẽ áp dụng hình thức tiêu hủy.
Việc tiêu hủy thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn phải theo quy định của pháp luật và phải được cơ quan kiểm tra về an toàn thực phẩm, chính quyền địa phương kiểm tra, xác nhận kết quả tiêu hủy.
NV