【ket qua stuttgart】Ðảng viên đi trước! Bài 2: Tiên phong xây dựng phum sóc

时间:2025-01-25 11:26:02来源:Empire777 作者:Thể thao

 Nhóm PV Báo Cần Thơ tiếng Khmer

Phong trào xây dựng nông thôn mới,ÐảngviênđitrướcBàiTiênphongxâydựngphumsóket qua stuttgart nông thôn mới kiểu mẫu đã và đang lan tỏa ở ÐBCSL và cả nước. Từ phong trào này xuất hiện nhiều gương đảng viên, đặc biệt là gương đảng viên người dân tộc Khmer tiêu biểu.

Nhiệt tình, gần gũi nhân dân

Ấp Ðông Thắng, xã Ðông Thắng, huyện Cờ Ðỏ, TP Cần Thơ đang tập trung xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Và, vai trò hạt nhân của Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Ðông Thắng - bà  Dương Thị Mạnh, càng rõ nét hơn.

Anh Huỳnh Tiến Dũng, Phó Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ðông Thắng, nói: “Chị Mạnh giỏi việc nước, đảm việc nhà, đi làm thì hết mình, trách nhiệm rất cao, về đến nhà là ra ruộng, vườn phụ chồng. Chị không nề hà việc lớn nhỏ, làm đến khi nào xong việc mới thôi, luôn hoàn thành tốt công việc, nên lãnh đạo an tâm khi giao việc”.

Chị Mạnh (bên trái) trao đổi về sự phát triển của những cây mít siêu dẻo mà gia đình chị Xinh trồng theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm.​

Bà Mạnh sinh năm 1967, tham gia công tác địa phương khá muộn bởi lúc còn trẻ, bà cùng chồng tảo tần nuôi 3 cô con gái. “Thời điểm đó, Ðông Thắng là ấp đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất xã. Nhiều hộ dân tộc Khmer nghèo, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, không năng động trong ứng dụng tiến bộ khoa học... Mấy anh chị ở ấp thấy tôi hoạt bát, nói tiếng Khmer tốt, nên vận động tham gia các hoạt động địa phương. Làm riết thạo việc, nên tôi được hội viên hội phụ nữ ấp bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Ðông Thắng, được vinh dự đứng vào hàng ngũ Ðảng” - bà Mạnh kể.

Am hiểu tập quán, thói quen của đồng bào dân tộc Khmer, bà Mạnh nghĩ, mình phải đi trước, làm gương, mới vận động được mọi người. Vậy là, bà bàn với chồng chuyển đổi mô hình trồng lúa, đưa cây màu xuống chân ruộng. Rồi vợ chồng bà nuôi cá tai tượng, cá vồ đém… Từ một vài hộ ban đầu mà gia đình bà Mạnh là hạt nhân, ấp Ðông Thắng đã thành lập được Tổ hợp tác trồng màu. Nhờ cây màu, nhiều nông dân trong ấp cải thiện được cuộc sống. Anh Danh Dược là thành viên Tổ hợp tác trồng màu, cho biết: “Nhà tôi có gần chục công ruộng, nhưng hai vợ chồng làm mãi không có dư. Từ ngày vào Tổ hợp tác trồng màu, cuộc sống khá hẳn lên. Giờ tôi lên bờ trồng mướp và mít… Cô Mạnh cũng giới thiệu cho tôi hợp đồng trồng 150 cây mít siêu dẻo, có bao tiêu sản phẩm, chắc năm sau cho trái”.

Hình ảnh chị Mạnh lội bộ đi công tác, bất kể trời mưa, nắng, đã trở nên rất quen thuộc với bà con trong ấp. Chị Mạnh kể: “Không biết chạy xe, nên nhiều hôm, tôi đi bộ hàng cây số để vận động bầu cử, cập nhật số lượng học sinh ra lớp… Tôi cứ cầm nón bảo hiểm theo, rồi xin quá giang đoạn nào hay đoạn nấy. Mà nhờ vậy, tôi càng gần bà con hơn vì mỗi khi mệt là tôi lại vào nhà bà con ngồi nghỉ chân”.

Chị Mạnh còn là thành viên Câu lạc bộ Bánh dân gian dân tộc Khmer của ấp, thành viên chủ lực trong nhóm làm công quả tại chùa Muniutdomrăngsây. Chị Ðào Thị Xinh ở ấp Ðông Thắng cho rằng, chính vì chị Mạnh nhiệt tình, quan tâm đến hoàn cảnh của từng chị em, rồi tích cực dọn dẹp cảnh quan của chùa lúc nào cũng sạch đẹp, nên chị em trong ấp ủng hộ chị Mạnh. Chị Xinh nói: “Tôi nghĩ, chị Mạnh không làm trước, không nêu gương mà kêu mọi người làm thì không ai làm đâu. Nhờ mọi người chung tay, cuộc sống vật chất và tinh thần của bà con dân tộc Khmer nơi đây càng khởi sắc”.

Làm điều có lợi cho dân!

Năm nay, ông Danh Mạnh Khuynh đảng viên ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, bước vào tuổi 60. Ông Khuynh kể, hồi xưa, gia đình nghèo khó lắm nên ông quyết chí làm ăn. Năm 1989, ông cưới vợ. “Cưới nhau không được bao lâu, vợ chồng tôi ra sống riêng. Hai vợ chồng vừa làm ruộng, vừa đi làm thuê, làm mướn… tiền dành dụm được, lại đem cố đất để trồng trọt, chăn nuôi… 9 năm sau khi ra ở riêng, từ 2 công đất ba mẹ tôi cho mượn ban đầu, vợ chồng tôi tích lũy và mua được 15 công đất. Cuộc sống từ đó cũng dần trở nên khấm khá hơn” - ông Khuynh nhớ lại.

Ông Khuynh bên giàn nho trồng thử nghiệm.​

Luôn đi đầu trong các phong trào ở địa phương, đặc biệt là có lối sống chan hòa, gần gũi với mọi người nên “tiếng nói” của ông Khuynh ngày càng “có trọng lượng” đối với người dân, nhất là đồng bào Khmer. Ðược chính quyền vận động, ông trở thành công an viên, rồi làm Trưởng Công an ấp Kinh Ðứng. “Năm 2003, tôi được đứng vào hàng ngũ của Ðảng. Cũng năm này, tôi ứng cử và được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng Ban Nhân dân ấp… Năm 2007, ấp Kinh Ðứng được chia tách, tôi được bầu làm Bí thư Chi bộ ấp Kinh đứng B” - ông Khuynh kể.

Suốt quá trình công tác, dù ở cương vị nào, ông cũng luôn nghĩ: Làm điều gì có lợi cho dân thì làm! Một trong số những điều có lợi đó là góp tiền dân sửa chữa đường. Năm 2011, nhiều tuyến đường trong ấp chưa được bê tông hóa, việc đi lại rất khó khăn. Ông Huỳnh Mác, Phó Ban Nhân dân ấp Kinh Ðứng B, kể: “Trong cuộc họp Tổ dân chính (chính quyền ấp), chú Khuynh đưa ra ý tưởng vận động người dân góp tiền sửa chữa đường nông thôn. Mới nghe, ai cũng cho là không thể thực hiện được bởi đời sống người dân còn quá khó khăn. Ðược chú Khuynh thuyết phục, anh em trong Tổ dân chính, đa số là đảng viên, đồng lòng gương mẫu, đi đầu...”. Nhờ vậy, nên khi triển khai, người dân nhiệt tình ủng hộ. Thời điểm đó, dù mưa hay nắng, mọi người đều chứng kiến ông Khuynh ngược xuôi khắp tuyến đường trong ấp để lên kế hoạch sửa chữa. Ðến giờ, khi được hỏi lại, ông vẫn trả lời giọng kiên quyết: “Dân đã ủng hộ! Mình không đi đầu, không thực hiện thì sau này dân sẽ không tin mà làm theo…”.

Hai lần về xã Khánh Hưng, len lỏi vào phum sóc để ghi nhận cuộc sống của đồng bào Khmer trước thềm Chôl Chnăm Thmây, vào năm 2020 và 2022, lần nào chúng tôi cũng ngạc nhiên khi đường giao thông nông thôn “luôn gần như mới”. Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng - Hồ Thiên Chúa không giấu được phấn khởi: “Nhân dân đóng góp duy tu, sửa chữa! Nhờ chú Khuynh phát động có hiệu quả ở ấp Kinh Ðứng B hơn 10 năm qua mà phong trào dần lan tỏa sang nhiều ấp khác và duy trì đến hôm nay”.

Vợ chồng ông Khuynh có 2 con trai. Con trai lớn của ông đi xuất khẩu lao động bên Nhật. Con trai thứ hai, sau khi du học bên Nhật về, chọn TP Hồ Chí Minh làm nơi lập nghiệp. Ông là người đầu tiên của xã “dám cho con đi xuất khẩu lao động, dám cho con đi du học”. Không chỉ vậy, ông còn là người đầu tiên của ấp “dám đào ao, lên liếp trồng cây ăn trái, nuôi cá… trên toàn bộ diện tích đất trồng lúa”. Và bây giờ, theo ông Cao Văn Nghiệp, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Trần Văn Thời, 2 người con của ông Khuynh đều gởi tiền về phụng dưỡng vợ chồng ông hằng tháng. Vụ mít vừa qua, nhiều nhà vườn chỉ bán được 1.000 - 2.000 đồng/kg, thậm chí nhiều người còn đem bỏ vì không bán được, nhưng mô hình trồng mít an toàn sinh học của ông bán được 10.000 đồng/kg và không đủ hàng.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn, ông Khuynh chia sẻ: “Mình làm việc nhà không ổn thì không thể thuyết phục bà con dân tộc Khmer mình làm theo đâu… Giờ tôi là nông dân, vẫn sinh hoạt Ðảng và được bà con bầu chọn là người có uy tín. Khi địa phương hay người dân cần gì, tôi sẽ là người đầu tiên hỗ trợ!”.

(Còn tiếp)

Bài 3: Giúp đồng bào, hỗ trợ đồng bào cùng tiến

相关内容
推荐内容