Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nhà khoa học tiếp tục hỗ trợ,ủtướngBảovệvàgiáodụcquyềnconngườilànhiệmvụcủatoàndâncótínhtoàndiệnbaotrùbxh vdqg uc đồng hành cùng Việt Nam Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngay trong tuần tới, dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy Chùm ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp |
Hội nghị do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Cùng chủ trì Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương; lãnh đạo các tổ chức chính trị, xã hội; lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố và các cơ sở giáo dục, đào tạo trong cả nước.
Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt, hướng tới hưởng ứng giai đoạn thứ 5 của Chương trình giáo dục quyền con người được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua ngày 19/8/2024 và kỷ niệm 76 năm Ngày Quốc tế về quyền con người (10/12/1948 - 10/12/2024).
Giáo dục quyền con người là nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa toàn diện
Phát biểu khai mạc, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: “Một trong những điểm cốt lõi của kỷ nguyên mới, như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ, chính là hướng tới mục tiêu mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đồng thời đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới”.Theo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, giáo dục quyền con người là yếu tố then chốt để phát triển xã hội bền vững, phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng, Nhà nước ta.
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: VGP |
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo tổng kết và thảo luận đánh giá về kết quả và hạn chế trong việc thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đưa nội dung về quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân”và Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Đề án; đồng thời đề xuất nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục quyền con người trong tình hình mới.
Hội nghị đánh giá sau 7 năm thực hiện Đề án, cả nước đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên; biên soạn và đưa vào sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, các tài liệu tham khảo về quyền con người phục vụ giảng dạy; tổ chức giáo dục quyền con người cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thẳng thắn cho rằng, việc thực hiện Đề án chưa được thực hiện theo đúng tiến độ đề ra; quá trình tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ của Đề án còn lúng túng, chưa thực hiện đúng kế hoạch; việc triển khai Đề án ở địa phương còn vướng mắc do thiếu tài liệu hướng dẫn; kinh phí dành cho Đề án còn hạn chế…
Quyền con người là giá trị cốt lõi trong mọi chính sách
Phát biểu kết luận Hội nghị, ghi nhận các ý kiến của các đại biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định bảo vệ và giáo dục quyền con người là nhiệm vụ của toàn dân, toàn diện và bao trùm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP |
Thủ tướng nhấn mạnh, vấn đề quyền con người và giáo dục quyền con người là một trong những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là quan điểm xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Trong các Cương lĩnh, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đều coi trọng việc bảo đảm quyền con người. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Trong bài viết Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ: “Không để một số điều luật trở thành điểm nghẽn cản trở thực hiện quyền con người, quyền công dân và phát triển kinh tế - xã hội”. Thực hiện chủ trương đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, chỉ đạo triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, nghị quyết, kết luận về quyền con người, trong đó có “Đề án đưa nội dung về quyền con người vào chương trình giáo dục trong thệ thống giáo dục quốc dân”.
Thủ tướng chỉ rõ trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về bảo đảm quyền con người, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2024 tăng 8 bậc so với kỳ trước, từ 115 lên vị trí 107/193 quốc gia; theo xếp hạng của Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc năm 2024 của Việt Nam tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143; Chỉ số phát triển bền vững (SDGs) của Việt Nam năm 2024 tăng 1 bậc so với năm 2023, xếp thứ 54/166; Việt Nam hiện là thành viên và tích cực tham gia các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.
Lấy ví dụ trong việc chăm lo cho người dân trong đại dịch COVID-19 và công tác trong khắc phục bão số 3 - Yagi, xóa nhà tạm, dột nát hay xóa đói, giảm nghèo..., Thủ tướng khẳng định Đảng và Nhà nước ta không có mục tiêu nào cao hơn là mang lại độc lập, tự do cho dân tộc và cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Mọi người dân đều có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc như trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945.
Yêu cầu triển khai giáo dục quyền con người thực chất, hiệu quả
Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương những nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong triển khai Đề án thời gian qua. Đồng thời, Thủ tướng khẳng định, bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người là nhiệm vụ của toàn dân, toàn diện, bao trùm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và do nhân dân làm chủ; là chương trình chính thức, đặt trong tổng thể nền giáo dục Việt Nam lấy“học sinh là trung tâm, thầy cô giáo là động lực, nhà trường là nền tảng”,trong xã hội học tập, thực hiện học tập suốt đời.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: VGP |
Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, thể chế hóa đầy đủ các nội dung về quyền con người được quy định trong Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật. Cùng với đó, công tác tuyên truyền và giáo dục về quyền con người cần được đẩy mạnh, đảm bảo tính thiết thực và phù hợp với từng cấp học, từng đối tượng. Việc giáo dục này phải gắn liền với mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam, giúp người dân sống hạnh phúc, ấm no, không để ai bị bỏ lại phía sau. Thủ tướng đặc biệt lưu ý đến vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát, tuyên truyền và thúc đẩy sự tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người trong toàn xã hội.
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tích cực đối thoại trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và các cơ chế liên quan, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề chung, thúc đẩy quyền con người trên phạm vi toàn cầu.
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng rằng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn dân, công tác bảo vệ và giáo dục quyền con người tại Việt Nam sẽ đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.