当前位置:首页 > World Cup > 【lịch thi đấu serie a brazil】Sửa Luật Điện lực: Bộ trưởng muốn thông qua sớm, đại biểu lo mạo hiểm 正文

【lịch thi đấu serie a brazil】Sửa Luật Điện lực: Bộ trưởng muốn thông qua sớm, đại biểu lo mạo hiểm

来源:Empire777   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-10 17:21:46
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại tổ.

Tiếp tục Kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa XV,ửaLuậtĐiệnlựcBộtrưởngmuốnthôngquasớmđạibiểulomạohiểlịch thi đấu serie a brazil chiều 26/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi (Dự thảo).

Theo đại biểu Trần Thị Kim Nhung  (Quảng Ninh) thì việc thông qua luật này tại một kỳ họp (thông thường các dự ánluật hai kỳ họp mới thông qua - PV) là mạo hiểm, vì sửa đổi cần chắc chắn và kỹ lưỡng. Đặc biệt là nhiều vấn đề mới như điện hạt nhân, điện năng lượng tái tạo… Dự thảo nêu sơ sài, không rõ chính sách đột phá cho phát triển.

Vì vậy, đại biểu Nhung bảy tỏ băn khoăn, sau này thực hiện có thể khó khăn, chưa kể sự thống nhất với pháp luật về quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tưcác dự án điện…

Với bù chéo giá điện, vị đại biểu Quảng Ninh nhận xét, dù dự thảo đã đã đề cập nhưng không rõ ràng. Dự thảo cần làm rõ cơ cấu giá điện thế nào, lộ trình và nguyên tắc thực hiện ra sao để không bù chéo; phân biệt chính sách bù chéo và hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn, bà Nhung đề nghị.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếVũ Hồng Thanh nói, có thực trạng các dự án, trong đó có dự án điện lực, khi triển khai gặp vướng mắc liên quan tới quy hoạch. Do đó, tới đây sẽ kiến nghị Quốc hội chỉ đạo các cơ quan soạn thảo của các luật đang trình, trong đó của Luật Điện lực, với nội dung liên quan tới quy hoạch cần phải thận trọng và kỹ lưỡng hơn.

Bởi nếu sửa đổi quy định nhưng lại không theo nguyên tắc quy hoạch, vội vã sửa mà không theo tổng thể, thì sửa cái này lại gây ra vướng mắc vấn đề khác.

“Nếu sửa vội, sẽ sinh ra cái khác khó khăn hơn sẽ càng bất cập. Vì vậy việc sửa đổi luật rút gọn trong một kỳ chỉ sửa những gì đã rõ và mang tính cấp bách thôi. Những vấn đề nào chưa rõ và thống nhất cao thì để sau, như vậy cũng phù hợp với tinh thần đổi mới trong làm luật chứ không nên ôm đồm”, ông Thanh nêu quan điểm.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Dự thảo tăng 60 điều so với luật hiện hành, thực chất là các quy định, chính sách cho phát triển các lĩnh vực năng lượng mới; hoặc các cơ chế đã được đề cập ở các nghị định, thông tư… và lần này thể chế hóa vào luật.

Chẳng hạn, chúng ta đề cập nhiều tới điện gió ngoài khơi, nhưng tới giờ không rõ ai, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định khảo sát biển, đo gió… Vì thế, sửa luật lần này để làm rõ hơn thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các loại hình nguồn điện, trong đó có điện gió ngoài khơi, ông Diên dẫn chứng.

Dự thảo lần này, theo Bộ trưởng, cũng bổ sung các cơ chế đặc thù phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, nhằm tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư các nguồn điện này hiện nay. Bởi như Quy hoạch điện VIII, kế hoạch thực hiện quy hoạch này đã ban hành một năm nay, tới giờ các nhà đầu tư vẫn “uể oải, nghe ngóng cơ chế, không dám làm”, vì chưa rõ cơ chế, khi bỏ ra số tiền lớn đầu tư thì sẽ thu hồi thế nào.

Về nội dung này, ông Diên cho hay, Dự thảo sẽ bổ sung, điều chỉnh các quy định liên quan đến cơ chế giá điện để thúc đẩy hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Chẳng hạn, bổ sung các quy định về sản lượng điện bao tiêu tối thiểu trong các dự án điện khí, giá khí cũng phải theo thị trường. Tức là, giá điện, giá truyền tải, điều độ… cũng sẽ theo thị trường, nhưng có sự điều tiết của Nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Công thương cũng đề cập thực tế giá điện hiện mới cơ bản tính giá sản xuất ở thị trường giao ngay so với bán ra, chưa phản ánh đúng, đủ giá thành sản xuất điện năng. Hiện giá truyền tải mới được tính toán ở tỷ lệ 5-6% trong giá thành sản xuất, trong khi thực tế chi phí này phải tương đương 30-35% trong cơ cấu giá mới đúng bản chất. Vì thế, theo ông Diên, giá điện sẽ tiến tới tính theo giá hai thành phần (điện năng và công suất), từng bước bóc tách giá và phí truyền tải ra khỏi giá thành điện năng; khung giá điện theo giờ. Như vậy, mới có thể thu hút nhà đầu tư rót vốn vào lĩnh vực truyền tải.

Vẫn theo Bộ trưởng thì Luật Điện lực đã qua 4 lần sửa đổi, gần nhất vào tháng 9/2023. Theo Quy hoạch điện VIII, tổng công suất nguồn điện tới năm 2030 phải gấp gần 2 lần hiện nay, trên 150.000 MW, và tới 2050 khoảng 530.000 MW, tương đương gấp 5 lần hiện nay. Điều này đòi hỏi phát triển nguồn điện rất mạnh, nếu khong có cơ chế thì khó đạt mục tiêu.

Ngoài ra, Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, tức cần phát triển mạnh năng lượng tái tạo, chuyển đổi các nguồn điện truyền thống, phát thải cao (than, khí) sang các nguồn điện ít phát thải hơn, điện sạch. Song, hiện cơ chế phát triển các nguồn năng lượng sạch còn thiếu, chưa đồng bộ.

“Không sửa luật sẽ khó thu hút đầu tư vào ngành điện”, Bộ trưởng nhấn mạnh và  mong muốn Quốc hội xem xét, cho phép thông qua dự án luật ở kỳ họp này. Bởi, từ nay tới 2030 còn khoảng 5 năm, nếu luật này không được thông qua năm nay thì không có cách nào thực hiện mục tiêu đặt ra tại Quy hoạch điện VIII.

Người đứng đầu ngành công thương giải thích, một dự án điện than mất khoảng 5-6 năm đầu tư, thi công cho tới khi vận hành, điện khí LNG 7-8 năm. Hay dự án điện hạt nhân, giờ bắt đầu khởi động thì cũng mất khoảng 10 năm mới có thể vận hành. Trong khi thực tế, các nguồn điện lớn, như thuỷ điện, đã phát triển tới hạn; điện than còn 5-6 dự án triển khai theo quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh. “Chậm ban hành luật này một ngày thì sẽ chậm hàng năm trời để triển khai dự án điện, dẫn tới nguy cơ rủi ro, mất an toàn, an ninh năng lượng quốc gia”.

“Chúng tôi kiến nghị dự án luật này được xem xét, thông qua trong một kỳ họp, để có cơ chế đủ mạnh, phát triển nhanh công suất, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nguồn điện”, Bộ trưởng Diên nói với các vị đại biểu Quốc hội.

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá