Tencent đã đuổi việc hơn 100 nhân viên vì hối lộ và tham nhũng năm ngoái,ảihơnnhânviênhốilộthamnhũket qua romania đồng thời cấm 23 công ty làm ăn với mình. Quy mô tham nhũng nội bộ dường như trầm trọng hơn so với năm 2021 khi Tencent sa thải gần 70 nhân viên và cho vào "danh sách đen" 13 công ty.
Một số vụ năm 2022 liên quan đến nhân viên của bộ phận Nền tảng và Nội dung, đơn vị phụ trách cổng tin tức của Tencent cũng như nhân viên xưởng game Timi và Lightspeed, những người nhận hối lộ hay đánh cắp tài sản.
Hơn 10 nhân viên bị sa thải cũng bị báo cáo với cảnh sát. Một trong số đó là cựu nhân viên sản xuất phim Zhang Meng đã bị giam 3 năm tù. Li Zengwang, một cựu nhân viên khác từ phòng tin tức, phải ngồi tù 2 năm.
Trong bài viết trên WeChat, Tencent cho biết “luôn áp dụng lập trường không khoan nhượng trước các hành vi như vậy và sẽ không bao giờ tuyển dụng lại người có liên quan”.Các doanh nghiệp hối lộ cũng sẽ bị cấm khỏi các hợp đồng tương lai.
Trong cuộc họp nội bộ vào tháng trước, nhà sáng lập kiêm CEO Tencent Pony Ma Huateng gọi tham nhũng của nhân viên là “đáng kinh ngạc”. Tencent đã cải thiện việc điều tra chống tham nhũng theo hướng số hóa và thông minh hơn. Ông nói thêm rằng các “vấn đề cấp thấp” có thể được phát hiện thông qua phân tích dữ liệu trong những cuộc kiểm toán nội bộ. Ông cũng lưu ý công ty sẽ tiếp tục điều tra trong năm nay.
Tencent bắt đầu công bố chiến dịch chống tham nhũng từ năm 2019. Các hãng công nghệ Trung Quốc lớn khác như Alibaba và Meituan cũng có động thái tương tự. Tuần trước, Meituan chia sẻ đã báo cáo 47 nhân viên và 60 đối tác cho cảnh sát vì hành vi tham nhũng, hối lộ.
(Theo SCMP)