游客发表

【bxh trung quốc 2】Những cuộc điện thoại tư vấn cho F0

发帖时间:2025-01-12 09:52:14

40 ngày vừa qua là khoảng thời gian “không thể nào quên” đối với tôi,ữngcuộcđiệnthoạitưvấbxh trung quốc 2 một sinh viên năm cuối Trường đại học Y - Dược Huế khi trở thành 1 trong 10.000 tình nguyện viên (TNV) của Mạng lưới thầy thuốc đồng hành. Không tham gia điều trị trực tiếp cho bệnh nhân, nhiệm vụ được trao cho chúng tôi là tư vấn cho bệnh nhân F0 nhẹ trực tuyến qua tổng đài, khu vực 786 – TP. Hồ Chí Minh.

Cuộc gọi đầu tiên là lúc 20h. Trở ngại cũng lập tức xuất hiện, khi bất đồng ngôn ngữ, khi tôi chưa quen giọng Sài Gòn còn bệnh nhân thì không nghe rõ giọng miền Trung. Sau nhiều bối rối, 23h đêm hôm ấy, tôi quyết định gọi điện cho những người bạn để hỏi kinh nghiệm gọi cho bệnh nhân. Khi đã quá nửa đêm, khi các bạn cùng phòng trọ đã ngon giấc, tôi vẫn còn luyện giọng, bỏ thói quen dùng từ địa phương “mô, tê, răng, rứa” kèm ngữ điệu lên bổng, xuống trầm...

Đỉnh điểm, có lúc, số bệnh nhân chờ tư vấn trên hệ thống lên tới 45 người. Hoảng sợ, lo lắng, làm sao mình có thể gọi hết số này, có cách nào vẫn đảm bảo thời gian cho phép và bệnh nhân vẫn an tâm. Thế là lên lịch, ưu tiên bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân có bệnh nền. Có bệnh nhân chỉ gọi 1 ngày/lần, có người phải gọi hỏi thăm sức khỏe 2-3 ngày/lần. Vui nhất là khi nhấc máy, bệnh nhân nói: “Bác sĩ à, hôm nay tôi khỏe rồi”. Hay những chia sẻ: “Cảm ơn cháu nha, ngày nào cũng gọi cho bác”... Những chia sẻ nhỏ ấy từ bệnh nhân khiến một ngày trở nên trọn vẹn.

Hệ thống cập nhật mỗi ngày đều báo có bệnh nhân mới. Hôm ấy, tôi nhận được một cuộc gọi, không phải giọng Sài Gòn. Định hỏi, anh là người Nghệ An hay Hà Tĩnh phải không ạ? Thì bên kia, bệnh nhân đã mừng rỡ: “Em cũng là người miền Trung hả”. Không chỉ là hỏi thăm bệnh, qua cuộc gọi, bệnh nhân cho biết anh là người Quảng Trị vào đây làm ăn, 3 tháng rồi thất nghiệp, hiện đang tự điều trị tại nhà. Dù không hề quen biết, nhưng chỉ nghe giọng miền Trung thôi cũng cảm giác như người nhà. Cuộc gọi bởi vậy kéo dài hơn 5 phút, dù ngắn nhưng có lẽ bệnh nhân đã cảm nhận được rằng, trong lúc khó khăn ở tâm dịch, họ luôn được đồng hành, sẻ chia.

Qua những cuộc gọi, đội ngũ y tế cũng biết rằng, bệnh nhân F0 khổ đủ bề, trong số đó có nhiều người đang sống ở phòng trọ một mình dù đã có tuổi, lương thực trong nhà thì chờ chính quyền, các tổ chức từ thiện hỗ trợ. Có những bệnh nhân, khi tư vấn mua thuốc và hướng dẫn địa chỉ nhưng có lẽ khó khăn quá về kinh tế hoặc khó đi lại, họ đã không thể mua.

Nhiệm vụ của một TNV của Mạng lưới thầy thuốc đồng hành tư vấn trực tuyến là xác định mức độ bệnh theo 5 cấp độ. Quá trình đánh giá, nếu bệnh nhân chuyển biến nặng thì cần phải chuyển thông tin gấp cho bác sĩ. Hệ thống làm việc online luôn kết nối chặt chẽ với “hệ thống mặt đất” - cụ thể là nhân viên y tế địa phương. Nhưng không phải ai cũng qua khỏi sau khi được chuyển tuyến và đón nhận niềm vui. Tôi vẫn chưa thể quên khi đánh giá triệu chứng, chuyển một bệnh nhân nặng cho bác sĩ quản lý. Chỉ kịp dặn, bác sĩ hãy liên lạc với bệnh nhân liền liền giúp em. Nhưng đêm đó, bác sĩ quản lý báo, bệnh nhân đã không qua khỏi dù đã nhận được sự hỗ trợ từ y tế địa phương. Hôm ấy không như mọi ngày, một sinh viên y khoa lần đầu chứng kiến bệnh nhân ra đi trong danh sách mà mình chăm sóc, đó là nỗi buồn rất lớn.

Cùng niềm vui và nỗi buồn, 40 ngày được làm việc cùng Mạng lưới thầy thuốc đồng hành với tôi thật ý nghĩa. Biết bao cảm xúc, kỷ niệm về đồng nghiệp, đồng bào cùng chung tình yêu trên mảnh đất hình chữ S thân thương đã đùm bọc lẫn nhau.

Trần Thị Tuyến

    热门排行

    友情链接