【kết quả nữ pháp】"Ngân hàng" đặc biệt
Những chế phẩm máu sau khi đã sàng lọc,ânhàngđặcbiệkết quả nữ pháp chuẩn bị đưa vào lưu trữ tại Trung tâm
Đến thăm trung tâm, cảm nhận không khí làm việc nơi đây tất bật, khẩn trương không kém khoa cấp cứu. Mỗi người một việc, người thì nhận mẫu bệnh phẩm, người đưa mẫu bệnh phẩm vào máy để phân tích, xét nghiệm, người chăm lo từng yếu tố kỹ thuật trong bảo quản máu, người ghi chép, kiểm tra hồ sơ để quyết định đưa máu phù hợp mà bệnh nhân đang cần.
Những thao tác trên đều được các y, bác sĩ tại trung tâm cẩn trọng từng chi tiết, nhưng yêu cầu phải nhanh, nhịp nhàng và hơn hết là phải chính xác. Họ hiểu rằng, máu và các chế phẩm là huyết phẩm tốt không có dược phẩm nào thay thế được, mang lại nhiều lợi ích, góp phần cứu sống bệnh nhân. Do đó, những công đoạn sàng lọc, bảo quản máu tại trung tâm luôn thực hiện hết sức cẩn trọng, đảm bảo các quy định nghiêm ngặt của Bộ Y tế.
Hiện, trung tâm là nơi tiếp nhận, sử dụng và phân bổ máu hàng tháng lớn nhất ở khu vực miền Trung. TS. BS. Đồng Sĩ Sằng, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, trung bình hàng năm trung tâm phối hợp tổ chức khoảng 140 -150 đợt hiến máu (HMTN), tiếp nhận từ 33 đến hơn 37 nghìn đơn vị máu toàn phần. Năm 2016, trung tâm tiếp nhận 37.543 đơn vị. Trong 4 tháng đầu năm 2017 đã tiếp nhận gần 16.000 đơn vị. Sau mỗi dịp tiếp nhận, các y, bác sĩ ở trung tâm lại tiến hành sản xuất các chế phẩm máu gồm hồng cầu và huyết tương tươi đông lạnh; từ đó, tùy theo nhu cầu của bệnh nhân mà sử dụng máu phù hợp.
Hàng tháng, lượng máu tại trung tâm phân bổ cho các BV địa bàn miền Trung khá lớn; trong đó, Bệnh viện (BV) Trung ương Huế có nhu cầu sử dụng máu lớn nhất. Năm 2016, trung tâm phân bổ cho BV Trung ương Huế 6.845 lít máu; riêng 4 tháng đầu năm 2017 phân bổ 3.022 lít máu. Ngoài cung cấp máu cho việc cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân tại BV Trung ương Huế, nguồn máu tại trung tâm còn được cung cấp cho BV Trường đại học Y dược Huế, điều phối hỗ trợ cho Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, các BV ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam...
Việc cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân tại các cơ sở y tế luôn cần nguồn máu dự trữ. Nhiều BV ở khu vực miền Trung, ngoài những ca cấp cứu thông thường chỉ cần truyền máu một lần, có nhiều trường hợp đa chấn thương, nhiễm độc, hay những bệnh nhân thiếu máu mãn tính như bệnh suy tủy, bệnh tan máu bẩm sinh… cần lượng máu sử dụng rất lớn. Những năm qua, công tác HMTN ngày càng lan tỏa, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Nhờ đó, nguồn máu trung tâm tiếp nhận, sàng lọc cung cấp cho các BV được đảm bảo chất lượng.
Để nguồn máu dự trữ được phân bổ hợp lý, đảm bảo chất lượng theo đúng thời hạn sử dụng, các y, bác sĩ ở trung tâm phải phối hợp tổ chức tiếp nhận máu không chỉ ở địa bàn mà còn triển khai ở các địa phương từ tỉnh Quảng Bình đến Quảng Nam. Bình quân mỗi tháng từ 12 - 14 đợt. “Công tác tiếp nhận máu được thực hiện vào cuối tuần, rất vất vả. Ở các huyện đồng bằng thì chúng tôi có thể sắp xếp đi từ tờ mờ sáng, nhưng khi tiếp nhận máu ở vùng sâu, vùng xa, như các huyện Minh Hóa (Quảng Bình), Núi Thành (Quảng Nam)... phải đi từ chiều hôm trước. Lịch tiếp nhận thì dày, số lượng y, bác sĩ ở trung tâm hạn chế nhưng mọi người đều ý thức trách nhiệm, nhiệt tình tham gia”, bác sĩ CKII Trần Văn Lượng, Trưởng khoa Truyền máu, thuộc trung tâm nói.
Dẫu không trực tiếp điều trị bệnh nhân, nhưng để giọt máu góp phần cứu sống người bệnh, đội ngũ y, bác sĩ ở trung tâm phải luôn trực gác, canh thức với từng “nhịp thở” của máu và các thành phẩm, sẵn sàng máu khi bệnh nhân cần và xử lý các tình huống bất thường có thể xảy ra trong quá trình truyền máu. Trường hợp khi bệnh nhân cần đến máu tươi khẩn cấp, các y, bác sĩ “ngân hàng” máu ở trung tâm huy động, như điện thoại cho những CLB HMTN trên địa bàn, mời gọi CLB ngân hàng máu sống Phong Điền, từ người nhà bệnh nhân... Ngoài ra, nhiều y, bác sĩ ở trung tâm có thể tham gia hiến máu cho bệnh nhân.
Anh Hồ Thành, Hành chính trưởng, người có thâm niên trong nghề tiếp nhận, sàng lọc máu ở trung tâm chia sẻ, hễ có lệnh là anh em lên đường đi tiếp nhận máu. Sau mỗi chuyến trở về lại bắt tay vào việc sàng lọc, lưu giữ lại nguồn máu “sạch” cung cấp cho bệnh nhân. Công việc làm không kể thời gian nhưng các y, bác sĩ nơi đây rất vui vì đã góp công sức của mình cùng với nguồn máu quý giá từ cộng đồng để cứu sống nhiều bệnh nhân.
Minh Văn
相关文章
Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
Theo Ban Quản lý, các nhà ga trên cao có thiết kế tổng thể h&igrav2025-01-11Sông Hương đang bị “bức tử” từng đêm
Sau khi bắt lửa từ nến và cháy rụi cánh hoa, trở thành một miếng rác đen xỉn được thả xuống sông Hươ2025-01-11Động đất tại miền Trung Nhật Bản
Theo JMA, trận động đất xảy ra vào lúc 22h47 giờ địa phương ở Noto thuộc tỉnh Ishikawa2025-01-11Hà Nội: Buôn lậu, hàng giả còn diễn biến phức tạp
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Q.H Đó là nội dung đưa ra thảo luận tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đ2025-01-11Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
Chiều 7/9, nhiều tài xế lưu thông trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (đoạn2025-01-11- Phân rong, loại phân bón “đặc sản” ở Mỹ LợiUm xanhLà ký ức của những người con Mỹ Lợi thế hệ trước.2025-01-11
最新评论