【lich đá banh】Cần liên kết các doanh nghiệp lớn để giải bài toán phát triển
Đây là lần thứ 3 hội nghị được tổ chức,ầnliênkếtcácdoanhnghiệplớnđểgiảibàitoánpháttriểlich đá banh nhằm tạo cơ hội để cộng đồng DN được đối thoại, thảo luận với Chính phủ, với các bộ, ngành về các vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách, môi trường kinh doanh, làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất thúc đẩy lực lượng DN phát triển hiệu quả và bền vững trong bối cảnh quốc tế.
Thiếu vắng các DN quy mô lớn và vừa
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong những năm qua, quá trình cải cách mạnh mẽ, quyết liệt của Chính phủ cùng với nỗ lực của chính cộng đồng DN đã góp phần tạo nên những điểm sáng ấn tượng.
Cụ thể là, tinh thần khởi nghiệp kinh doanh ngày càng mạnh mẽ. Số DN thành lập mới liên tục tăng cao trong 5 năm qua, trung bình mỗi năm có thêm trên 126.000 DN thành lập mới, tăng gấp 1,6 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, nâng tổng số DN đang hoạt động lên khoảng 760 nghìn DN.
Chuyển dịch cơ cấu quy mô và ngành nghề có bước chuyển biến tích cực. Tỷ trọng DN quy mô vừa tăng từ 2,5% lên 3,5% tổng số DN, tỷ trọng nhóm DN siêu nhỏ giảm từ 70% xuống 63%. Đã xuất hiện một số tập đoàn, DN tư nhân có quy mô, tiềm lực lớn như Vingroup, Trường Hải, SunGroup, FLC, Vietjet... đã tham gia mạnh mẽ vào các lĩnh vực vốn trước đây chủ yếu do khu vực nhà nước và FDI thực hiện như sản xuất ô tô, điện thoại, kinh doanh hàng không, phát triển hạ tầng, công nghệ thông tin, lĩnh vực công nghệ, chế tạo kỹ thuật cao..., bước đầu xây dựng được thương hiệu sản phẩm của DN và của quốc gia.
Xu hướng dịch chuyển đầu tư, kinh doanh từ đơn ngành hoặc khai thác tài nguyên thô sang các lĩnh vực chế biến, chế tạo, dịch vụ diễn ra ngày càng mạnh, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, hàng hóa. Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ trọng DN đăng ký trong ngành chế biến, chế tạo đã tăng 40%, trong ngành hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ tăng 56,6% so với giai đoạn 2011-2015. Các mô hình kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo diễn ra sôi động, nhiều startup thành công, được các quỹ đầu tư nước ngoài quan tâm, đầu tư vốn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhìn nhận rằng, sự phát triển và đóng góp của DN là chưa xứng với tiềm năng, DN vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tỷ lệ DN giải thể, dừng hoạt động vẫn còn cao, đồng thời chúng ta còn thiếu vắng các DN có quy mô lớn và vừa. Đa số DN có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, chiếm tới hơn 97%. Mặc dù số lượng DN cỡ vừa đang tăng lên và chiếm tỷ trọng khoảng 3,5%, nhưng vẫn là rất khiêm tốn so với các nước khác trong khu vực (trung bình phải đạt khoảng 5-10%). Chúng ta hiện mới có chưa đến 30 DN có giá trị vốn hóa đạt trên 1 tỷ USD.
Bên cạnh đó, năng lực khoa học công nghệ của các DN còn hạn chế, DN chưa mạnh dạn đầu tư cho khoa học công nghệ. Trình độ quản trị còn yếu và thấp, thiếu lao động có chất lượng cao, có kỹ năng, tay nghề.
Số liệu điều tra gần đây cho thấy, mới có 10% số DN đã từng đăng ký, hoặc đăng ký thành công 1 bằng sáng chế trong vòng 3 năm liên tiếp; đầu tư của DN cho đổi mới công nghệ chỉ chiếm khoảng 0,3% doanh thu, thấp hơn nhiều so với các nước như Ấn Độ (5%), Hàn Quốc (10%); liên kết giữa DN với các cơ quan nghiên cứu, trường đại học còn yếu.
Về trình độ lao động và quản lý, có hơn 55,6% chủ DN nhỏ và vừa có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống; 75% lực lượng lao động trong các DN nhỏ và vừa chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực nước ta mới đạt mức 3,79 điểm, xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại Châu Á.
Ngoài ra, tính liên kết, văn hóa hợp tác giữa các DN Việt Nam còn mang tính hình thức, chưa nhìn được giá trị lợi ích chung của việc hợp tác, liên kết. Nhiều DN còn nặng tư duy kinh doanh chụp giật, thiếu tầm nhìn chiến lược dài hạn, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước, cộng đồng, xã hội còn hạn chế, nhất là về nghĩa vụ thuế, bảo vệ môi trường, chống gian lận thương mại...
Không hình sự hoá các hoạt động kinh tế
Về phía Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng hệ thống thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách và quản lý nhà nước đối với DN còn nhiều tồn tại và bất cập. Chất lượng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực chất, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số chính sách quan trọng đã được ban hành nhưng chậm đi vào cuộc sống, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành. Công tác cải cách hành chính nhằm đẩy mạnh cung cấp thông tin cho DN, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn lực, đất đai, khoa học công nghệ còn yếu và chưa kịp thời; thủ tục còn phức tạp, DN còn mất nhiều thời gian và chi phí để tiếp cận; mức độ bảo vệ nhà đầu tư còn thấp…
Từ thực tế này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất một số định hướng và giải pháp để giải quyết căn cơ.
Trong đó, giải pháp đầu tiên là cần có cơ chế chính sách tập trung phát triển DN nhằm hình thành lực lượng DN có quy mô lớn, đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế, tạo ra các sản phẩm chiến lược của quốc gia. Sản phẩm của những DN này cần được coi là sản phẩm quốc gia, thành công của những sản phẩm chủ lực này cũng chính là sự thành công của quốc gia.
"Các DN lớn này cần có một sợi dây, một cơ chế liên kết lại với nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp; trở thành cơ chế đóng góp và xây dựng chính sách; đại diện cho cộng đồng DN Việt Nam tham gia các sân chơi lớn tầm quốc tế; thảo luận những bài toán phát triển, hợp tác lớn với các tập đoàn xuyên quốc gia,…", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Đồng thời, cần tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong phát triển DN, đặc biệt là việc đảm bảo quyền đối với nhà đầu tư cần tiếp tục được tăng cường để ngày càng khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh, không hình sự hóa các hoạt động kinh tế nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước./.
H.Y
相关推荐
- Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- Cách chuyển ảnh sang PDF trên iPhone cực đơn giản
- Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học BIDV
- Video: Robot được ghép da thật lên mặt, càng ngày càng đáng sợ
- Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- Có nên mua linh kiện PC đã qua sử dụng?
- Thị trường ví điện tử thách thức người dám đầu tư
- Hướng dẫn cách thiết lập mã khóa Zalo đế tránh bị đọc trộm tin nhắn đơn giản