设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > World Cup > 【tỉ số pháp hôm nay】Tấn công mạng gia tăng cần phải làm chủ công nghệ 正文

【tỉ số pháp hôm nay】Tấn công mạng gia tăng cần phải làm chủ công nghệ

来源:Empire777 编辑:World Cup 时间:2025-01-25 20:49:36

Thách thức gia tăng theo thời gian

Theấncôngmạnggiatăngcầnphảilàmchủcôngnghệtỉ số pháp hôm nayo báo cáo thường niên của Công ty Kaspersky Security Bulletin, năm 2023 chứng kiến thiệt hại toàn cầu lên tới 8.000 tỷ USD từ các cuộc tấn công mạng, tương đương gần 21 tỷ USD mỗi ngày. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 9.500 tỷ USD vào năm 2024. Đáng chú ý, cứ sau 11 giây lại có một tổ chức trên toàn cầu bị tấn công ransomware, với hơn 353 triệu người bị ảnh hưởng bởi các vi phạm dữ liệu. Chi phí trung bình của một vụ vi phạm dữ liệu đã đạt 4,45 triệu USD, gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp và tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định rằng, không gian mạng là tương lai thịnh vượng của Việt Nam. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng không chỉ bảo vệ sự phát triển của quốc gia mà còn đặt nền móng cho công cuộc chuyển đổi số, phát triển chính phủ điện tử, nền kinh tế số và xã hội số. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần thay đổi cách nghĩ và hành động.

Bảo đảm an toàn, an ninh mạng không chỉ bảo vệ sự phát triển của quốc gia mà còn đặt nền móng cho công cuộc chuyển đổi số.

Trước đây, các tổ chức thường ưu tiên triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) mà chưa chú trọng đúng mức đến an toàn, an ninh mạng. Hiện nay, yếu tố này phải song hành với mọi dự án CNTT và được xem là cấu phần bắt buộc. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, tỷ lệ chi cho an toàn, an ninh mạng tối thiểu phải đạt 10% tổng kinh phí chi cho CNTT, trong khi con số hiện tại tại Việt Nam chỉ dưới 5%.

Một trong những thay đổi quan trọng là sự minh bạch trong xử lý sự cố mạng. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thay vì giữ kín thông tin về các vụ tấn công, các tổ chức cần chia sẻ để nâng cao khả năng ứng phó. "Không ai an toàn một mình trong thế giới mạng. Càng chia sẻ, chúng ta càng an toàn," Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Ngoài ra, mức độ bảo đảm an toàn mạng không chỉ phụ thuộc vào việc có bị tấn công hay không, mà còn ở cách thức phản ứng sau khi bị tấn công. Tư duy này đòi hỏi các tổ chức và doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch ứng phó toàn diện.

Làm chủ công nghệ là yêu cầu sống còn

Để đối phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng, Việt Nam cần làm chủ công nghệ an toàn mạng. Các cơ quan nhà nước cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm an toàn mạng “Make in Vietnam”. Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các doanh nghiệp tiên phong phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn mạng phục vụ chính phủ điện tử, đô thị thông minh và các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Với lợi thế sở hữu gần 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực CNTT, cùng với đội ngũ chuyên gia đạt tầm quốc tế, Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành cường quốc an toàn mạng. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kỳ vọng rằng với khát vọng vươn lên mạnh mẽ và sự liên kết chặt chẽ của các tổ chức, Việt Nam sẽ tận dụng tốt cơ hội này.

Theo ông Nguyễn Thành Phúc – Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, từ năm 2025, số lượng các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam dự kiến tăng gấp 2,7 lần so với năm 2020 và gấp 7,5 lần vào năm 2030. Các hình thức tấn công không chỉ gia tăng về số lượng mà còn mở rộng về phạm vi. Dự báo đến năm 2025, mỗi giây Việt Nam sẽ đối mặt với khoảng 3.000 cuộc tấn công, tăng ba lần so với năm 2020.

Ngoài ra, các công nghệ mới như tính toán lượng tử có thể phá vỡ các ứng dụng mật mã hiện tại, đặt ra nguy cơ lớn đối với an toàn mạng. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang tiến hành chuyển đổi số buộc phải đối mặt với thách thức bảo mật ngày càng phức tạp.

Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp bảo mật để giảm thiểu rủi ro. Công ty Daikin Air Conditioning (Việt Nam) triển khai kết nối riêng biệt cho từng hệ thống để hạn chế tổn thất, đồng thời tăng cường chi phí cho an ninh mạng, triển khai các hệ thống SOC và tường lửa, cũng như áp dụng phương thức xác thực hai yếu tố.

Trong khi đó, ông Mai Tất Thắng – Giám đốc Công nghệ Thông tin, Công ty Chứng khoán VPS nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa an toàn thông tin trong doanh nghiệp. Ông cho rằng, bảo mật không chỉ là trách nhiệm của bộ phận IT mà còn là ý thức của toàn bộ nhân viên. Việc sử dụng mật khẩu mạnh, tuân thủ các cảnh báo an ninh và liên tục nâng cao nhận thức về bảo mật là những yếu tố then chốt.

TS. Ngô Tấn Vũ Khanh –  Giám Đốc Phát triển tại Việt Nam của Kaspersky khu vực Đông Nam Á, cho rằng doanh nghiệp cần làm giàu thông tin cho hệ thống và tối ưu hóa các giải pháp bảo mật. Điều này giúp hệ thống trở nên thông minh hơn, giảm thiểu các lỗ hổng và nâng cao khả năng tự bảo vệ.

Không gian mạng mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Để xây dựng một tương lai thịnh vượng, Việt Nam cần thay đổi tư duy, đầu tư đúng mức vào an toàn mạng và làm chủ công nghệ. Với nguồn nhân lực chất lượng cao và khát vọng vươn lên, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc an toàn mạng, bảo vệ sự thịnh vượng trên không gian số. Chỉ khi có sự đồng lòng của cả quốc gia, từ chính phủ, doanh nghiệp đến từng cá nhân, chúng ta mới có thể đối mặt và vượt qua những mối đe dọa ngày càng phức tạp từ không gian mạng.

 Duy Trinh

热门文章

1.9818s , 7586.109375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【tỉ số pháp hôm nay】Tấn công mạng gia tăng cần phải làm chủ công nghệ,Empire777  

sitemap

Top