Chủ động M&A
Trả lời câu hỏi của các cổ đông tại ĐHCĐ năm 2016,ệpchủđộngvượtkhókeo nha cai .tv ông Nguyễn Hoàng Ngân, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Nhựa Bình Minh cho hay, hiện ngành nhựa có gần 3.000 DN hoạt động. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong 15 năm gần đây đang trên xu hướng giảm dần, từ 15% xuống còn 8%/năm. Trong năm 2016, dự báo tình hình giá nguyên liệu có xu hướng tăng, các chi phí để tăng cường năng lực cạnh tranh như khuyến mãi, thưởng… cũng sẽ tăng. Do đó, việc duy trì biên lợi nhuận cao sẽ rất khó khăn. Trong bối cảnh đó, các cổ đông của Nhựa Bình Minh đã thông qua phương án sáp nhập Công ty CP Nhựa Đà Nẵng (DPC) vào Nhựa Bình Minh.
Năm 2015, hoạt động M&A giữa các DN Việt Nam diễn ra sôi động ở hầu hết các lĩnh vực. Trong đó, ngành ngân hàng nổi bật với các thương vụ sáp nhập như Sacombank – Southern Bank, VietinBank – PGBank; hay các thương vụ M&A giữa ngân hàng với công ty tài chính như Maritime Bank mua lại Công ty Tài chính Dệt may, Techcombank mua lại Công ty Tài chính Hóa chất… Ngoài ra, ngành bán lẻ cũng ghi nhận thương vụ Tập đoàn Vingroup nhận chuyển nhượng 100% cổ phần tại Công ty CP Bán lẻ và Quản lý bất động sản Đại Dương của Tập đoàn Đại Dương; ngành đường ghi nhận thương vụ M&A giữa đường Biên Hòa và đường Ninh Hòa, Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh với Công ty Mía đường Nhiệt điện Gia Lai… Trong năm 2016, hoạt động M&A được dự báo sẽ tiếp tục sôi động nhờ sự hồi phục của nền kinh tế và hoạt động cổ phần hóa DN Nhà nước.
Chia sẻ về kế hoạch sáp nhập này tại ĐHCĐ, ông Lê Quang Doanh, Chủ tịch HĐQT Nhựa Bình Minh cho biết, định hướng của Công ty là giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam và đủ năng lực cạnh tranh quốc tế. Theo đó, Công ty muốn phủ sóng tại thị trường 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hiện Công ty đã thâm nhập vào thị trường miền Bắc, thị trường miền Nam đang phát triển khá tốt. Nhựa Bình Minh đã theo đuổi việc sáp nhập DPC gần 10 năm nay và chờ đợi đủ thời cơ mới thực hiện. Theo ông Doanh, hiện thời cơ đang rất tốt. DPC có máy móc thiết bị đã lạc hậu, chưa thể mang lại lợi nhuận ngay mà cần tái cấu trúc lại trong một thời gian nữa. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt thì hình ảnh của Nhựa Bình Minh sẽ có ảnh hưởng tốt.
ĐHCĐ năm 2016 của Công ty CP Trang (TFC) cũng vừa thông qua kế hoạch phát hành 10 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược trong các năm 2016 – 2017 nhằm huy động vốn đầu tư vào công ty con, đầu tư và thành lập chi nhánh, văn phòng nước ngoài, M&A công ty con trong và ngoài nước. Theo đó, việc thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại nước ngoài nhằm mục tiêu tận dụng tối đa các lợi thế trong kinh doanh để tăng trưởng nhanh về quy mô, doanh thu và lợi nhuận, nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường quốc tế. Các thị trường dự kiến mở rộng là châu Âu, Mỹ, Úc, châu Á. Công ty cũng có kế hoạch đầu tư vào các hệ thống bán hàng, nhà phân phối hiện là đối tác của Công ty như Trang Food ở Úc, Trang UK ở Anh, Trang USA ở Mỹ để giữ vững thị trường, chủ động phát triển và tăng tính cạnh tranh.
Tương tự, Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai cũng dự kiến sẽ thực hiện M&A một số công ty điện tử hàng đầu của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nhà máy điện tử tại Việt Nam.
Thâm nhập thị trường mới
Bên cạnh mục tiêu mở rộng quy mô, các chiến lược M&A của DN còn nhằm tiếp cận các thị trường mới với mức chi phí thấp và thời gian ngắn hơn. Chia sẻ về kế hoạch M&A Công ty DPC, ông Lê Quang Doanh cho biết, nếu xây dựng nhà máy sản xuất nhựa mới tại miền Trung thì phải đầu tư chi phí rất lớn cho việc thuê đất, xây dựng nhà máy, tuyển dụng và đào tạo nhân công. Thời gian để nhà máy có thể đi vào hoạt động và đem lại lợi nhuận cũng khá dài. Trong khi DPC hiện có 17.000 m2 đất, hơn 100 công nhân viên có kinh nghiệm, đã quen việc. Do đó, DPC sẽ là cánh cửa để Nhựa Bình Minh có thể tiếp cận và phát triển tốt tại thị trường miền Trung. Ngoài ra, theo tính toán, việc sản xuất tại chỗ sẽ tiết kiệm được 6 – 8% chi phí so với việc vận chuyển sản phẩm ra tiêu thụ tại thị trường này. Lãnh đạo Nhựa Bình Minh khẳng định, sự cạnh tranh tại thị trường miền Trung và Tây Nguyên đang rất quyết liệt. Việc xây dựng được nhà máy ở đây sẽ mở ra cơ hội phát triển tốt trong tương lai.
Công ty CP Tập đoàn Thép Tiến Lên có kế hoạch thành lập chi nhánh tại Campuchia theo 2 phương án: Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc công ty liên doanh. Vốn đầu tư dự kiến là 3 triệu USD. Mục tiêu là để sản xuất, kinh doanh sắt thép và vật liệu xây dựng phục vụ thị trường Campuchia và khu vực ASEAN.
Tương tự, mặc dù thị trường phân bón năm 2016 được nhận định là có nhiều khó khăn do ảnh hưởng thời tiết, nhưng Công ty CP Phân bón Bình Điền (BFC) vẫn đặt kế hoạch tăng trưởng mạnh với việc đẩy mạnh phát triển thị trường Myanmar, Thái Lan. Theo ông Lê Quốc Phong, Tổng giám đốc BFC, tình hình sản xuất kinh doanh năm 2015 của Công ty gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán kéo dài không chỉ ở trong nước mà ở các thị trường Công ty có xuất khẩu phân bón sang như Lào, Campuchia, Myanmar… khiến người nông dân giảm bớt đầu tư. Việc kiểm soát các cơ sở phân bón nhỏ lẻ chưa chặt chẽ khiến cho thị trường phân bón thêm rối loạn vì xuất hiện số lượng lớn phân bón giả, kém chất lượng. Cùng với đó, tại các nước Campuchia, Myanmar đã xuất hiện các DN sản xuất phân bón cùng với chính sách bảo hộ của các nước này khiến cho tình hình xuất khẩu phân bón của Công ty bị ảnh hưởng. Để giữ vững các thị trường này, BFC sẽ triển khai xây dựng nhà máy sản xuất phân bón NPK tại Myanmar trong thời gian sớm nhất, sau khi Tập đoàn Hóa chất Việt Nam – đơn vị nắm 65% vốn Nhà nước tại BFC thông qua.
Theo ông Phan Văn Tâm, Thành viên HĐQT BFC, trong những năm qua, sản phẩm phân bón Đầu trâu của Công ty được nông dân Myanmar khá ưa chuộng. Tuy nhiên, trình độ canh tác của nông dân Myanmar còn nhiều hạn chế, bình quân lượng phân bón trên 1 ha lúa của Myanmar thấp hơn khoảng 5 lần so với Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu của Công ty tại thị trường này không chỉ kinh doanh phân bón mà sắp tới đưa vào áp dụng quy trình canh tác, cải thiện hiệu quả sử dụng phân bón. Việc xây dựng nhà máy tại Myanmar sẽ giúp Công ty tiết kiệm chi phí vận chuyển khá lớn. Kéo theo đó, sản lượng tiêu thụ cũng sẽ tăng lên đáng kể khi nhà máy này đi vào hoạt động. Dự kiến, BFC sẽ triển khai dự án vào năm 2017. Với thị trường Thái Lan, lãnh đạo BFC đánh giá ngành phân bón NPK của Thái Lan khá phát triển. Tuy nhiên các DN hầu như chỉ sản xuất ra những sản phẩm dùng chung cho nhiều loại cây nên chưa đáp ứng nhu cầu thiết thực của nông dân. Vì vậy, Công ty xác định sẽ cung cấp các sản phẩm chuyên dụng cho từng loại cây để khai thác phân khúc thị trường đang còn thiếu này.
Nhìn lại các phiên họp ĐHCĐ năm 2016 đã được tổ chức, không ít DN đã mạnh dạn thay đổi lối mòn kinh doanh cũ kỹ với những kế hoạch táo bạo trong việc phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, hay những chiến lược thâu tóm… Các DN đã chấp nhận tăng trưởng chậm lại, lợi nhuận ít đi để tập trung đầu tư cho sự bền vững trong tương lai. Đây là tín hiệu khá tích cực và rất có thể sẽ tạo ra một sự lan tỏa về tinh thần “dám nghĩ dám làm” trong cộng đồng DN, giúp DN Việt mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong môi trường kinh doanh hội nhập đầy năng động hiện nay.