当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【lịch thi đâu c2】Thủ tướng: Huy động mọi nguồn lực phục hồi, phát triển kinh tế

【lịch thi đâu c2】Thủ tướng: Huy động mọi nguồn lực phục hồi, phát triển kinh tế

2025-01-25 20:44:34 [World Cup] 来源:Empire777
Tính toán cẩn trọng nới trần bội chi,ủtướngHuyđộngmọinguồnlựcphụchồipháttriểnkinhtếlịch thi đâu c2 nợ công để ổn định kinh tế vĩ mô
Thúc đẩy hợp tác để ứng phó với dịch bệnh và phục hồi kinh tế
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống Covid-19
Thủ tướng: Huy động mọi nguồn lực phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội
Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo, giải trình một số vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm sáng ngày 12/11/2021. Ảnh: VGP

Điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ, tài khoá

Báo cáo, giải trình một số vấn đề được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, thảo luận, chất vấn tại phiên họp Quốc hội sáng nay 12/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, tình hình kinh tế-xã hội (KT-XH) tháng 10/2021 chuyển biến tích cực và có nhiều điểm khởi sắc hơn so với tháng trước. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.

Tuy nhiên, như nhiều vị đại biểu Quốc hội đã nêu, còn rất nhiều khó khăn, thách thức cả trước mắt và lâu dài. Tình hình kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; sức ép lạm phát tăng. Sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực còn rất khó khăn, nhất là du lịch, lưu trú, vận tải...; số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể còn lớn...

Về các chính sách, giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển KT-XH gắn với thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Thủ tướng nêu rõ: Hiện nay, nhiều quốc gia, đối tác lớn về thương mại, đầu tư của Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ.

Đây vừa là cơ hội thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và phát triển KT-XH, nhưng cũng vừa là thách thức lớn về nguy cơ tụt hậu, lỡ nhịp với xu hướng phục hồi của kinh tế thế giới nếu không có những quyết sách, giải pháp linh hoạt, phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

Chính phủ đang nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh phù hợp, linh hoạt các chính sách tiền tệ, tài khóa dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, nợ công được kiểm soát chặt chẽ để hỗ trợ phục hồi và phát triển KT-XH.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đang tập trung chỉ đạo hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; trong đó phân tích, đánh giá kỹ, lựa chọn phù hợp các công cụ, chính sách hỗ trợ, huy động nguồn lực và đánh giá tác động, ảnh hưởng trên các lĩnh vực để trình Quốc hội xem xét.

“Phương châm đặt ra là hỗ trợ đúng, kịp thời, khả thi, hiệu quả; gắn kết hài hòa giữa cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ về cơ chế, chính sách và hỗ trợ về nguồn lực tài chính; bảo đảm nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn”, người đứng đầu Chính phủ nói.

Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra là phải có những chủ trương, quyết sách đúng đắn, phù hợp và các cơ chế, chính sách hỗ trợ, kích thích với quy mô đủ lớn, phạm vi và thời gian phù hợp.

Đối tượng hỗ trợ tập trung vào người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, nhất là trong những ngành, lĩnh vực quan trọng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 với thứ tự ưu tiên, mức độ hỗ trợ, lộ trình phù hợp, khả thi, hiệu quả.

Không chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần

Đặt câu hỏi với Thủ tướng, đại biểu Hoàng Văn Liên (đoàn Long An) dành nhiều quan tâm cho vấn đề thu hút đầu tư, vị này nêu rõ: “Xin Thủ tướng cho biết các giải pháp đột phá thu hút đầu tư nước ngoài trong và sau đại dịch?”.

Thủ tướng: Huy động mọi nguồn lực phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội
Toàn cảnh phiên họp sáng ngày 12/11/2021. Ảnh: VGP

Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng nhấn mạnh: Nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá. Đầu tư nước ngoài góp phần giải quyết các vấn đề về vốn, công nghệ, năng lực quản lý và đào tạo nguồn nhân lực.

Về các giải pháp đột phá, các Bộ trưởng, nhất là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao đổi nhiều về thể chế, hạ tầng… Thủ tướng cho biết có 2 điểm rất quan trọng trong các phiên làm việc vừa qua với các nước, các tập đoàn, doanh nghiệp đều rất quan tâm.

Thứ nhất là, ổn định chính trị để họ an tâm đầu tư lâu dài một nguồn vốn rất lớn. “Ví dụ như Ngân hàng Standard Chartered sẵn sàng dành 8 tỷ USD đầu tư cho chúng ta phát triển bền vững, trong đó sẵn sàng đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long”, Thủ tướng lấy dẫn chứng.

Thứ hai là, con người Việt Nam, ngoài truyền thống cần cù lao động, thương yêu lẫn nhau, linh hoạt sáng tạo thì chủ trương của Việt Nam rất được hoan nghênh là lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là động lực và là mục tiêu của phát triển. Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh: “Không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.

Liên quan tới vấn đề chống dịch, đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng, khi dịch bệnh bùng phát lần thứ 4, bám sát tình hình, Thủ tướng đã có những quyết sách, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần đặt tính mạng và sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết. Đại biểu "đề nghị Thủ tướng cho biết những khó khăn trong phòng chống dịch và những giải pháp thời gian tới?".

Thủ tướng cho biết, có những khó khăn, thách thức cả chủ quan và khách quan trong phòng chống dịch. Dịch bệnh chưa có tiền lệ, trong khi hành lang pháp lý, thể chế, cụ thể là Luật Dược, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám chữa bệnh còn có những vướng mắc, bất cập. Ngoài ra, còn có những khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn lực.

Về giải pháp, Thủ tướng nhấn mạnh thời gian tới sẽ khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch Covid-19, với một số định hướng lớn về hoàn thiện thể chế, về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, về đầu tư, công nghệ, quản lý để khắc phục các khó khăn.

10 tháng năm 2021, Việt Nam xuất siêu 160 triệu USD; thu hút vốn FDI đạt trên 20 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng trở lại; thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt khoảng 91% dự toán năm, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất công nghiệp phục hồi khá; khu vực nông nghiệp phát triển ổn định; khu vực dịch vụ phục hồi khá nhanh. Nhiều địa phương nỗ lực vươn lên mạnh mẽ trong phục hồi, phát triển KT-XH gắn với kiểm soát dịch bệnh.

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读