【cacuoc 365】Giả danh nhà mạng yêu cầu tắt wifi để đột nhập vào nhà trộm cắp

作者:La liga 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 15:11:50 评论数:

Chị Kim Ty,ảdanhnhàmạngyêucầutắtwifiđểđộtnhậpvàonhàtrộmcắcacuoc 365 ở đường Trần Thúc Nhẫn (TP. Huế) vừa đăng thông tin cảnh báo trên facebook cá nhân về việc gia đình chị vừa xảy ra vụ việc có người lạ đột nhập vào nhà, với ý định trộm cắp nhưng do có tiếng động trong nhà nên nhanh chóng bỏ đi.

Đáng nói là kẻ trộm rất tinh vi. Để thực hiện ý định trộm cắp, buổi sáng cùng ngày, có giọng nữ gọi đến số điện thoại của con trai chị hỏi về việc gia đình dùng mạng gì và đường truyền có ổn không? Không nghi ngờ, anh này trả lời đang dùng hai mạng Viettel và VNPT. Viettel đường truyền ít sự cố còn VNPT thỉnh thoảng có gặp trục trặc. Mạng nào dùng cho camera? -Cả hai. Vậy là người nọ yêu cầu gia đình tắt wifi từ 20 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau để nhà mạng kiểm tra đường truyền. Yêu cầu này không được gia đình đồng ý do phải phục vụ công việc, nên người nọ yêu cầu tắt wifi từ 23 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Tuy nhiên, con trai chị Kim Ty không đồng ý và hứa sẽ báo với mẹ để xin ý kiến về việc này.

Sau khi nghe con kể lại sự việc thì chị Kim Ty nghi ngờ vì cả hai nhà mạng đều do chị đứng tên làm hợp đồng và số điện thoại liên lạc là của chị. Nếu có vấn đề gì nhà mạng sẽ gọi điện cho chị chứ không phải là con trai. Chị cho rằng, họ biết số điện thoại con trai là do trên bảng hiệu kinh doanh của công ty gia đình có ghi số điện thoại của con chị. Vậy là chị gọi đến các nhà mạng để hỏi về việc có yêu cầu tắt wifi để kiểm tra đường truyền không, nhưng câu trả lời chị nhận được là không có bất kỳ kế hoạch kiểm tra nào. Các nhà mạng cũng không quên cảnh báo là khả năng kẻ giả mạo nhà mạng để lừa đảo hoặc có mục đích xấu.

Sau đó, chị Ty gọi điện cho số điện thoại kia thì thuê bao không liên lạc được. Thế là chị cũng không để ý đến cuộc gọi lúc sáng nữa. Song, sáng hôm sau, dậy lúc 4h chị không vào mạng wifi được. Đến 6h con trai chị kiểm tra thì thấy wifi bị tắt, một số camera phía trước bị đẩy lên hướng trần nhà. Xâu chuỗi các sự việc, con chị lập tức mở bộ nhớ camera để kiểm tra thì thấy kẻ trộm đột nhập lúc 1 giờ sáng bằng cách leo qua cổng rồi vào nhà. Người này mang một bao đen rất to, đội mũ, đeo khẩu trang, đi ủng, mang găng tay, đi loanh quanh trong nhà, từ tầng 1 lên tầng 2 sau đó nghe tiếng động có người trong nhà nên bỏ đi rất nhanh. Dù kiểm tra chưa mất của cải gì, nhưng khi chị Kim Ty đăng thông tin này lên mạng xã hội để cảnh báo và nhận được rất nhiều lượt like và share.

Một người quen của tôi cũng từng gặp vụ việc tương tự. Nhưng khi người nọ yêu cầu tắt wifi để kiểm tra thì người quen của tôi không đồng ý và buộc phải có thông báo bằng văn bản mới thực hiện. Vậy là kẻ lừa đảo nói quanh co một hồi rồi tắt máy.

Sự việc này là một lời cảnh báo để các gia đình cảnh giác hơn với các cuộc gọi tương tự. Các nhà mạng cho rằng, khi buộc phải tắt đường truyền họ sẽ có thông báo cho khách hàng, cử nhân viên đến làm việc trong giờ hành chính. Song việc này gần như rất hy hữu. Thế nên, khi có những cuộc gọi tương tự khách hàng nên yêu cầu cung cấp văn bản hoặc gọi lại cho các số chăm sóc khách hàng của nhà mạng để xác minh thông tin. Tránh các trường hợp lừa đảo và trộm cắp, có khi còn nguy hiểm đến tính mạng nếu kẻ xấu đột nhập vào nhà.

HT