【kết quả đá banh hôm qua】Hạn, mặn bủa vây đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cơ hội trong thách thức
Đến giữa tháng 3-2016,ạnmặnbủavyđồngbằngsngCửuLongTmcơhộitrongthchthứkết quả đá banh hôm qua đã có hơn 2 triệu người dân ĐBSCL (khoảng 12% dân số trong vùng) chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn, mặn gây ra. Đây là số liệu chỉ tính trên nông dân sản xuất lúa bị thiệt hại và thiếu nước ngọt. Nếu tính luôn các vùng ảnh hưởng như nuôi thủy sản, cây ăn trái và chăn nuôi thì gần 1/3 dân số ĐBSCL đang gánh chịu những hậu quả khác nhau do đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử gây ra. Nói như thế để thấy rằng, việc tìm ra phương cách để thích ứng “chung sống với hạn, mặn” là điều khó tránh khỏi.
Sử dụng hệ thống tưới phun mưa cho vườn cam sành là giải pháp tiết kiệm nước hiệu quả trong mùa hạn, mặn của anh Trần Văn Trề (người đội nón), ở ấp Ba Ngàn, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Khó khăn nhưng vẫn có cơ hội
Trong chuyến đi kiểm tra thực tế và làm việc với lãnh đạo vùng ĐBSCL về các giải pháp chống hạn, mặn hồi đầu tháng 3-2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có nêu một vấn đề đáng quan tâm: “Trong thách thức luôn ẩn chứa cơ hội, tạo hóa thiên nhiên dường như định sẵn điều đó. Nếu chúng ta tranh thủ biến thách thức thành cơ hội, thì sẽ vượt qua được thiên tai khắc nghiệt. Nước mặn xâm nhập cũng là cơ hội để phát triển vùng nuôi tôm ven biển”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý, tôm đang được giá, các địa phương ven biển cần tận dụng cơ hội hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật để nông dân nuôi tôm tăng thu nhập.
Hiện ĐBSCL có khoảng 1,5 triệu nông dân trồng lúa và 500.000 người dân thiếu nước ngọt sinh hoạt. “Hạn, mặn không còn là câu chuyện nhất thời. Biến đổi khí hậu ngày càng tác động lớn hơn. Sự đe dọa với ĐBSCL là trầm trọng và nghiêm trọng hơn dự báo. Những gì chúng ta thấy hôm nay sẽ lặp lại mức độ khốc liệt hơn. Ứng phó với nó phải tính đến câu chuyện dài hạn, để đảm bảo đời sống người dân và kinh tế ĐBSCL. Trước hết là điều chỉnh cơ cấu sản xuất”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận định.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, mùa khô năm nay mặn xâm nhập sớm, sâu và khả năng kéo dài. Các địa phương cần phải tích trữ nguồn nước ngọt tối đa bất kỳ thời điểm nào xuất hiện nước ngọt trên sông. Hiện nay dòng chảy thượng lưu sông Mekong về đồng bằng đang diễn biến rất phức tạp do có sự chi phối của các hồ chứa thượng lưu. Ngoài làm việc với Ủy ban sông Mekong, để chia sẻ thông tin về nguồn nước, điều tiết các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho ĐBSCL trong thời kỳ khô hạn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu, các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện công hàm yêu cầu Trung Quốc xả nước lũ sớm.
Cái khó ló cái khôn
Các tỉnh, thành ĐBSCL đang khẩn trương cùng lúc thực hiện hai giải pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt và hoàn thiện các công trình thủy lợi xung yếu. Tại Bến Tre, tỉnh đã huy động đến cả xe bồn (chữa cháy của công an) để chở nước đến cung cấp cho các bệnh viện, trường học, các cơ sở sản xuất... và khẩn trương hoàn thành thêm 1 nhà máy nước để cung cấp cho các vùng thiếu nước. Ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre khuyến nghị người dân nên hiểu và chia sẻ trong bối cảnh thiếu nước ngọt, cần phải tích nước cho mỗi nhà. Người dân đã linh hoạt dùng vải nhựa trải xuống các ao, mương trữ nước. Bến Tre đang tìm cách hỗ trợ người dân các vùng ven biển mua lu, bể nhựa giữ nước trong nhà để giảm khó khăn về nước sinh hoạt.
Tình hình hạn, mặn gần như đã được khoanh vùng. Song, có ý kiến cho rằng, mỗi tỉnh chỉ đạo khác nhau. Đầu tư xây dựng cơ bản còn manh mún: tỉnh nào cũng tranh thủ, nhưng các công trình mang tính liên vùng chưa chặt. Còn xảy ra mâu thuẫn giải quyết rất khó. Điển hình là một số vùng Bạc Liêu cần nước mặn nuôi tôm, Sóc Trăng cần nước ngọt trồng lúa... “Trong bối cảnh hiện nay cần rà soát hoàn thiện khoanh vùng hạn, mặn cụ thể để gắn với những khuyến cáo nuôi - trồng cụ thể thích ứng với vùng sinh thái. Tất nhiên, đây là câu chuyện dài vì còn liên quan đến đầu ra của nông sản”, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thể kiến nghị.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng: “Cần có cơ chế chính sách riêng cho vùng ĐBSCL để đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong bối cảnh hạn, mặn ngày càng gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ĐBSCL, bản kế hoạch châu thổ của Chính phủ Hà Lan (MDP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề xuất: Xây dựng chiến lược tổng thể về phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và sạt lở. Trong đó, có nhiều cách tiếp cận... khi đầu tư phải giảm thiểu tránh xung đột mặn - ngọt. Đầu tư thông minh, ít hối tiếc và phải chú trọng giải quyết sinh kế đảm bảo đời sống cho người dân”.
Theo thạc sĩ Võ Đăng Ký, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao khoa học công nghệ huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, cách đây 4 năm, huyện đã liên kết với Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu, thử nghiệm giống lúa chịu mặn. Đến nay huyện đã có 2 giống lúa gieo sạ ở những vùng phèn mặn cao. Trong đó giống lúa Một Bụi Đỏ cải tiến lần 2 được canh tác từ 6.000-15.000 ha/vụ, năng suất khá cao gần 6 tấn/ha. Giống này có khả năng chịu mặn từ 6-8‰ vào giai đoạn đầu và giai đoạn cuối vụ chịu mặn từ 5-6‰. Riêng giống lúa Sỏi phá quang kỳ có thời gian sinh trưởng từ 95-110 ngày với khả năng chịu mặn giai đoạn đầu rất cao trên 10‰; giai đoạn trổ đến chín chịu mặn 4-5‰.
Khô hạn nghiêm trọng, kéo theo “lưỡi mặn” quét sâu vào nhiều cánh đồng trồng lúa ở vùng ven biển ĐBSCL gây thiệt hại nghiêm trọng. Cùng lúc này, một tin vui cho nông dân ĐBSCL đã đến. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Võ Công Thành, Trưởng bộ môn Di truyền giống nông nghiệp - Khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng (Trường Đại học Cần Thơ), ông cùng các cộng sự của mình vừa nghiên cứu thành công một giống lúa mới. Qua trồng thử nghiệm ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, giống lúa này chịu được độ mặn 12,7‰ ở giai đoạn cuối, có thể sống thiếu nước trong 15 ngày và bị ngập khoảng 1 tuần.
Nhiều địa phương chịu tác động của hạn, mặn đã chủ động chuyển đổi một số cây trồng cho phù hợp với điều kiện thiếu nước ngọt hiện nay. Câu chuyện gợi mở của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tận dụng nước mặn xâm lấn nuôi tôm vùng ven biển và chuyện lai tạo, “thuần phục” các giống lúa chống chịu mặn của các nhà khoa học là những “phát pháo” đầu tiên để ĐBSCL “chung sống với hạn, mặn” trong lâu dài.
Trong chuyến làm việc hồi đầu tháng 3-2016 với lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn, làm tốt hơn nữa từ đây tới tháng 6-2016. Trước mắt, phải tìm mọi cách ổn định cuộc sống người dân, hỗ trợ dân khôi phục tiếp tục sản xuất. Các bộ, ngành tùy theo chức năng phải cập nhật liên tục tình hình biến đổi khí hậu, có dự báo kịch bản cho chính xác. Từ đó, rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tổng thể ĐBSCL. Từng tỉnh, thành phố, bộ, ngành phải cập nhật quy hoạch gắn với từng lĩnh vực. Trong đó, cần hoàn thiện quy hoạch để đầu tư cho cơ sở hạ tầng - nhất là thủy lợi cho ĐBSCL, gắn với từng ngành sản xuất của nông dân: vùng trồng lúa, nuôi thủy sản, trồng cây ăn trái... thích ứng với biến đổi khí hậu”. |
CAO PHONG
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- ·Doanh nghiệp “sốt vó” vì văn bản ban hành sai thẩm quyền!
- ·Nhiều ô tô đỗ ven đường ở Hà Nội bị bẻ gương
- ·Thủ tướng khảo sát thực địa, thúc đẩy 2 'động lực phát triển' mới của Cao Bằng
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Còn 6 địa phương chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công
- ·Tước bằng lái 2 tháng đối với tài xế vừa lái xe vừa nhắn tin
- ·Tạo sự chuyển biến vượt bậc trong công tác chống buôn lậu
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống buôn lậu
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Việt Nam thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
- ·Nửa cuối tháng 3, cán cân thương mại thặng dư 1,97 tỷ USD
- ·Nhật Bản tăng mua sầu riêng Việt Nam
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Bộ Tài chính đã chọn đúng thời điểm để nâng mức giảm trừ gia cảnh
- ·Kho bạc Nhà nước: Đảm bảo tiến độ trình Quốc hội Báo cáo tài chính nhà nước
- ·Bắt buộc lắp cabin điện tử, chi phí học lái xe 2023 sẽ tăng cao
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Đến ngày 15/2/2023, cả nước xuất siêu 1,68 tỷ USD