当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kq nagoya】Gỡ vướng trong ứng dụng CNTT ngành Tài chính

【kq nagoya】Gỡ vướng trong ứng dụng CNTT ngành Tài chính

2025-01-29 07:27:06 [Thể thao] 来源:Empire777

DVCTT

Ngành Tài chính khẩn trương triển khai ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách.

Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT),ỡvướngtrongứngdụngCNTTngànhTàichíkq nagoya Bộ Tài chính gặp một số khó khăn vướng mắc cần phải giải quyết.

Thể chế chưa theo kịp

Theo kế hoạch, năm 2019 bên cạnh việc tiếp tục quản trị, vận hành đảm bảo hoạt động ổn định của các hệ thống ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng, Bộ Tài chính sẽ tập trung nghiên cứu, triển khai áp dụng các công nghệ mới trong thời kỳ CMCN 4.0 (cụ thể là dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối...). Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các dự án thuộc đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về tài chính” đảm bảo tuân thủ theo định hướng Kiến trúc chính phủ điện tử, Kiến trúc CSDL quốc gia về tài chính.

Bộ Tài chính cũng sẽ đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ công và xây dựng hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Quyết định 2204/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về Danh mục dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 ngành Tài chính triển khai giai đoạn 2018 - 2019.

Bên cạnh đó, cũng nâng cấp, triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành, trục liên thông văn bản Bộ Tài chính, hệ thống quản lý lưu trữ đáp ứng yêu cầu về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn...

Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng CNTT, Bộ Tài chính gặp một số khó khăn vướng mắc như: Nghị định thay thế Nghị định số 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa ban hành; thuê dịch vụ CNTT gặp nhiều khó khăn; thiếu hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0;...

Được biết, hiện dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 102/2009/NĐ-CP đã được xin ý kiến các thành viên Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử, đã tháo gỡ các tồn tại vướng mắc trong triển khai ứng dụng CNTT, Bộ Tài chính đã có ý kiến tham gia. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành để đảm bảo cơ sở pháp lý cho triển khai ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0.

Cần rà soát, lựa chọn các DVCTT thật sự thiết yếu

Theo ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Cục trưởng Cục Tin học và thống kê (TH&TK) tài chính (Bộ Tài chính), ứng dụng công nghệ mới đòi hỏi phải thực hiện nhanh để tận dụng tối đa thành quả, tiết kiệm nguồn lực, nâng cao năng suất chất lượng thì hình thức thuê dịch vụ là trở thành lựa chọn tất yếu. Tuy nhiên, việc triển khai thuê dịch vụ CNTT trong thời gian qua chưa được đẩy mạnh, do gặp các khó khăn về xác định chi phí thuê (nhất là khi xác định thuê dịch vụ quản trị, an toàn bảo mật, phần mềm quản lý chuyên ngành...). Do vậy, Bộ Tài chính cũng đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và có văn bản hướng dẫn cụ thể về lập dự toán thuê dịch vụ, các phương pháp tính giá thuê; đặc biệt là sớm ban hành văn bản về tiêu chuẩn, định mức đối với thuê dịch vụ quản trị, an toàn bảo mật, phần mềm quản lý chuyên ngành; ban hành mẫu hợp đồng khung dịch vụ...

Để tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ mới, Bộ Tài chính cho rằng, Bộ Thông tin và Truyền thông, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT, cần đẩy mạnh cải cách thể chế để tạo điều kiện cho công nghệ mới được ứng dụng trong thực tiễn trong hoạt động quản lý nhà nước bao gồm triển khai văn phòng điện tử; pháp lý hoá việc sử dụng thư điện tử trong các cơ quan quản lý nhà nước; xây dựng hệ thống định danh tổ chức điện tử,...

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm nghiên cứu trình Chính phủ các giải pháp thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử trên nền tảng số hóa và trực tuyến hóa các dịch vụ công; pháp lý hoá hồ sơ điện tử tiến tới bãi bỏ hoàn toàn hồ sơ giấy trong thực hiện các thủ tục hành chính công; nghiên cứu và xây dựng hoàn thiện khung pháp lý tạo ra những cơ chế và tiêu chuẩn cho việc thu thập, quản lý và chia sẻ dữ liệu nhà nước và công cộng, kết hợp.

Để phù hợp với chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc đảm bảo cung cấp hiệu quả DVCTT của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng cần thiết phải rà soát, lựa chọn các DVCTT thật sự thiết yếu với người dân, doanh nghiệp, có số lượng giao dịch lớn để triển khai, Bộ Tài chính kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, chỉnh sửa tiêu chí đánh giá về cung cấp DVCTT theo hướng tính tỷ lệ các DVCTT mức 3, 4 đã triển khai trên tổng số các thủ tục hành chính (TTHC) có khả năng cung cấp thành DVCTT mức độ 3,4. Cụ thể, chỉ tính tỷ lệ DVCTT mức độ 3, 4 trên tổng số TTHC phải triển khai DVCTT mức độ 3, 4. Các bộ, ngành, địa phương cần xác định rõ số TTHC phải triển khai thành DVCTT mức độ 3, 4 và các TTHC không thể triển khai thành DVCTT mức độ 3, 4 do số lượng hồ sơ tiếp nhận ít, không hiệu quả hoặc do chế độ mật... để làm cơ sở xác định.

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Văn phòng Chính phủ sớm có đánh giá, lựa chọn và khuyến cáo sử dụng phần mềm một cửa điện tử thống nhất cho cấp bộ, cấp tỉnh và triển khai thí điểm phần mềm một cửa điện tử thống nhất tại một số bộ và địa phương, theo quy định tại Quyết định số 985/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đức Minh

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读