【ket qua tran thuy si】Nhiều giải pháp tăng sức đề kháng cho thị trường chứng khoán

作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 11:16:40 评论数:

Thị trường chứng khoán năm 2021 sẽ có nhiều yếu tố hỗ trợ để tăng trưởng bền vững hơn.

Thị trường chứng khoán năm 2021 sẽ có nhiều yếu tố hỗ trợ để tăng trưởng bền vững hơn. Ảnh: Duy Dũng

Thị trường chứng khoán Việt Nam phục hồi bền vững và tăng trưởng ngoạn mục trong năm 2020. Cùng với các yếu tố thuận lợi như công tác kiểm soát dịch tốt,ềugiảipháptăngsứcđềkhángchothịtrườngchứngkhoáket qua tran thuy si kinh tế vĩ mô duy trì tăng trưởng dương, sự nỗ lực của doanh nghiệp, nhiều giải pháp của cơ quan quản lý đã phát huy hiệu quả hỗ trợ thị trường chứng khoán vượt đại dịch thành công trong năm qua. Thị trường chứng khoán năm Tân Sửu 2021 đang mở ra những vận hội mới, hứa hẹn tiếp tục gặt hái thành công.

Giải pháp điều hành, chính sách hỗ trợ “ngấm sâu” vào thực tiễn

Dưới tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu trong những tháng đầu năm 2020 đã trải qua những biến động lớn hiếm thấy, với các đợt sụt giảm mạnh và các phiên ngắt mạch giao dịch liên tục diễn ra tại nhiều TTCK. Không nằm ngoài xu hướng thế giới, trong những tháng đầu năm, TTCK Việt Nam đã chứng kiến những đợt giảm điểm mạnh (cuối quý I/2020, VN-Index giảm 33% so với cuối năm 2019).

Tuy nhiên, từ quý II đến nay, mặc dù dịch Covid-19 quay lại đợt 2 nhưng TTCK Việt Nam đã phục hồi bền vững, tăng trưởng ngoạn mục và kéo dài tới giai đoạn cuối năm 2020. Kết thúc phiên giao dịch năm 2020 (31/12), TTCK Việt Nam đã có một năm tăng trưởng ấn tượng với chỉ số VN-Index vượt 1.100 điểm, đạt 1.103,87 điểm, tăng mạnh so với thời điểm thấp nhất giữa đại dịch và kể cả cuối năm 2019.

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, nhờ những biện pháp quyết liệt, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều điểm sáng, Chính phủ, Bộ Tài chính chỉ đạo kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ đã giúp TTCK Việt Nam có được kết quả trên cả mong đợi trong năm 2020.

Tran van dung

“Việc Chính phủ, Bộ Tài chính và cơ quan quản lý kiên định với chính sách không can thiệp hành chính vào thị trường, coi chứng khoán là ngành thiết yếu là rất sáng suốt, đúng đắn và kịp thời. Nhiều giải pháp điều hành, hỗ trợ thị trường của Việt Nam sau này nhận được sự đánh giá rất cao của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán khu vực và trên thế giới”. Ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Nhớ lại thời điểm đầu năm khi đại dịch Covid-19 lan rộng, ông Trần Văn Dũng chia sẻ: “Dưới tác động tiêu cực rất mạnh của đại dịch, không chỉ riêng Việt Nam, mà tất cả các cơ quan quản lý TTCK trên thế giới đều không ít thì nhiều rơi vào tình thế “lúng túng”. Đến thời điểm này, khi nhìn lại chúng tôi thấy rằng, việc Chính phủ, Bộ Tài chính và cơ quan quản lý đã kiên định với chính sách không can thiệp hành chính vào thị trường, coi chứng khoán là ngành thiết yếu là rất sáng suốt, đúng đắn và kịp thời. Nhiều giải pháp điều hành, hỗ trợ thị trường của Việt Nam sau này nhận được sự đánh giá rất cao của các cơ quan quản lý TTCK khu vực và trên thế giới”.

Cùng với nhiều giải pháp chung của cả nước hỗ trợ nền kinh tế, UBCKNN đã đề xuất Bộ Tài chính ban hành kịp thời các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư trên TTCK (Thông tư 14, Thông tư 70). Không thể không nhắc tới vai trò, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và sự tin tưởng đồng hành của nhà đầu tư, song việc giảm giá và miễn hoàn toàn không thu phí đối với hàng loạt dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của TTCK. Cùng với đó, về phía cơ quan quản lý, UBCKNN cũng triển khai gần như tức thì hàng loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường như: yêu cầu các đơn vị xây dựng các kịch bản vận hành thị trường thông suốt; cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, nhất là việc hỗ trợ doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ; lùi thời hạn tổ chức đại hội cổ đông và công bố báo cáo tài chính; tăng cường hỗ trợ online; đề nghị các thành viên tăng cường hệ thống giao dịch điện tử...

“Những giải pháp đó nhanh chóng “ngấm” vào thực tiễn, hỗ trợ doanh nghiệp gỡ khó, động viên tâm lý nhà đầu tư, từ đó góp phần giúp TTCK nhanh chóng ổn định trở lại và hồi phục ấn tượng. TTCK Việt Nam được đánh giá là thị trường phục hồi mạnh nhất Đông Nam Á, nằm trong danh sách 10 TTCK có sức chống chịu với dịch Covid – 19 và mức tăng trưởng tốt nhất trên thế giới” – Chủ tịch UBCKNN nhấn mạnh.

Nhiều dấu ấn tích cực hỗ trợ thị trường chứng khoán năm 2021

Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng cho biết, năm 2021, TTCK Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực từ tăng trưởng kinh tế và các yếu tố vĩ mô khác. Tuy nhiên, nền kinh tế nói chung và TTCK dự báo sẽ còn gặp nhiều thách thức do tác động từ đại dịch Covid-19 còn kéo dài, căng thẳng thương mại và các rủi ro tài chính hiện hữu… Trong bối cảnh đó, nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại trong năm 2020 và thực hiện chương trình công tác năm 2021, UBCKNN đề ra nhiều giải pháp khắc phục và tập trung triển khai vào nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm. Căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ trên, UBCKNN đã đưa ra các giải pháp cụ thể, quyết liệt triển khai trong những ngày đầu tháng đầu để vừa nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước, vừa hỗ trợ TTCK phát triển ổn định, bền vững trong năm mới.

Chia sẻ về các dấu ấn tích cực sẽ hỗ trợ TTCK bền vững hơn trong năm mới 2021, ông Trần Văn Dũng cho hay: “Chúng ta có thể thấy thành công của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 tới đây sẽ là yếu tố đặt nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế trong thời gian tới. TTCK nhờ đó sẽ được hưởng lợi từ chính sách của Đảng và Chính phủ được ban hành ngay sau đó”.

Cùng với đó, dấu ấn của TTCK Việt Nam qua 20 năm phát triển và chiến lược phát triển trong thời gian tới sẽ được hoạch định thông qua Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2030” – ông Trần Văn Dũng nói.

Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn được ban hành có hiệu lực từ năm 2021; Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam được hình thành và bắt đầu sự chuẩn bị cho kế hoạch phân định lại thị trường theo hướng chuyên nghiệp hơn;… cũng là các yếu tố hỗ trợ TTCK năm mới.

Ngoài ra, “gói thầu công nghệ thông tin sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2021 và việc nghiên cứu triển khai số hóa các tài sản tài chính trên TTCK, áp dụng các công nghệ tài chính mới (Fintech); chuẩn hóa hoạt động mở tài khoản trực tuyến (e-contract); xác thực khách hàng trực tuyến (eKYC)”... cũng là yếu tố đáng kỳ vọng sẽ hỗ trợ TTCK năm 2021 và các năm tiếp theo” – Chủ tịch UBCKNN cho biết.

Con số ấn tượng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020

Kết thúc năm 2020, chỉ số VN-Index đạt 1.103.87 điểm, tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019. Chỉ số HNX-Index tăng 98,1% so với cuối năm 2019.

Thị trường cổ phiếu hiện có 1.665 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch với quy mô đạt gần 1.514 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2019. Quy mô vốn hóa của thị trường tăng mạnh, đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương với 87,7% GDP năm 2019 và 84,1% GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra.

Giá trị giao dịch bình quân thị trường cổ phiếu năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với bình quân năm 2019. Thanh khoản thị trường quý IV/2020 là con số lớn nhất kể từ lúc thị trường thành lập tới nay.

Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết, với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với cuối năm 2019 (tương đương 23% GDP). Thanh khoản trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân đạt trên 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.

Số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới tăng kỷ lục trong năm 2020. Lũy kế tới hết tháng 12/2020, tổng số lượng tài khoản đạt hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với cuối năm 2019.

Năm 2020, thị trường chứng khoán phái sinh thể hiện rõ nét vai trò phòng vệ rủi ro hiệu quả, có tác dụng ổn định tâm lý nhà đầu tư. Trong năm, khối lượng giao dịch bình quân đạt 156.852 hợp đồng/phiên, tăng 77% so với cuối năm 2019.

Duy Thái

最近更新