【lich dau bong da】Đừng dạy con như thế!

Bé My 4 tuổi nhà chị Lan ở ấp 1B,Đừngdạyconnhưthếlich dau bong da xã Tiến Thành (Đồng Xoài) sang nhà bạn chơi rồi cầm về một con búp bê. Chị Lan hỏi: “Nhà mình có nhiều đồ chơi rồi, con lấy làm gì?”. Con bé phụng phịu: “Con thích búp bê này cơ”. Chị Lan cười: “Ừ thì con chơi rồi mai đem trả cho bạn nhé!”. Nói rồi chị Lan quay đi làm việc khác.

Ở cùng ấp 1B, chị Hồng lại cương quyết khi thấy con lấy đồ của bạn. Chị từng đánh con lằn ở mông chỉ vì bé Khải học lớp 1, Trường tiểu học Tiến Thành dám lấy đồ chơi siêu nhân của bạn mang về. Khi mẹ bảo đem trả lại thì Khải ỉ ôi đòi chơi thêm. Tưởng sau trận đòn đó, Khải sẽ chừa hẳn nhưng mỗi khi ưng đồ chơi của bạn, cậu lại lén lấy đem sang nhà bạn khác để được thỏa sức chơi. Khi mẹ gọi về, cậu liền bỏ lại đồ chơi ở nhà bạn mới... Vài lần, chủ đồ chơi kêu mất và bạn mới bị mắng oan thì mới vỡ lẽ tính “tắt mắt” của Khải. Nhưng do mẹ Khải quá nghiêm khắc với con nên không ai nói vì sợ phiền...

Anh Khuyến ở ấp 3, xã Tiến Thành đang đau đầu vì phát hiện con trai, học lớp 6 ở Trường THCS Tân Bình, phường Tân Bình có tính “tắt mắt”.

Đầu năm học, anh thấy con hay ăn quà vặt khi đi học về, khi gói bim bim, lúc phong kẹo lạc... hỏi thì con bảo, bạn mua cho. Tin con nên anh không truy xét, căn vặn thêm. Thời gian sau, được bạn bè, cô giáo thông báo Hữu - con trai anh hay ngồi quán nét chơi game, vợ chồng anh mới tá hỏa. Hỏi con lấy tiền đâu để chơi game, cậu vẫn trả lời: Bạn cho!

Một hôm, chị Bích hàng xóm gọi vợ anh Khuyến vào nhà cho biết, chiều nay, Hữu đi học về rồi sang chơi cùng với con trai chị Bích đã lén vào buồng lấy 2 triệu đồng chị mới rút ngân hàng. Do cất tiền xong chạy xuống bếp mà quên khóa tủ, khi quay lên đã thấy Hữu cầm tập tiền trong tay...

Xấu hổ với hàng xóm, vợ chồng anh Khuyến vừa đe nẹt vừa dỗ dành và bị sốc khi biết con hay lấy trộm tiền của mẹ để ăn quà vặt, chơi game. Nhưng có một điều vợ chồng anh Khuyến không bao giờ nghĩ tới đó là nguyên nhân vô tình tạo hình ảnh xấu cho con. Đó là thời điểm hàng xóm của anh Khuyến làm nhà, cứ mỗi chiều khi thợ nghỉ, anh lại bốc một ít gạch, xúc một ít cát và đá để ra phía sau nhà. Thợ ăn cơm, anh “tranh thủ” xúc trộm xi măng. Đến khi hàng xóm xây xong nhà, anh cũng láng được cái sân bê tông sạch sẽ...

Chị Nên ở ấp 3, xã Tiến Thành cũng đã đánh con một trận ra trò, khi bắt gặp thằng bé học lớp 5 lấy trộm tiền trong túi quần chị treo trên móc. Nhưng chị lại không nhớ đã rất nhiều mùa điều, chị thường tranh thủ buổi trưa vác bao đi “lượm” ở vườn nhà hàng xóm hoặc láng giềng cúng trái cây, chị cũng “tranh thủ” lấy vài trái khi không thấy mặt chủ nhà... Những hành động của chị, thằng bé thấy hết...

Choáng váng, giận dữ, thất vọng... là cảm xúc mà hầu hết phụ huynh trải qua khi phát hiện con trộm tiền. Có người đánh, mắng con thậm tệ và nghĩ cách phạt nặng để trẻ sợ, không tái phạm. Việc đánh, chửi, bêu xấu trẻ... đều không phải là cách hay, thậm chí có thể khiến trẻ lì đòn, thù ghét ba mẹ hoặc sinh ra dối trá để che khuyết điểm...

Vì thế, cha mẹ không nên bỏ qua những hành vi xấu của con, dù còn rất nhỏ. Điều quan trọng là ba mẹ phải làm gương cho con về lối sống trung thực. Hành động dối trá, nói dối người khác trước mặt con... đều tạo gương xấu, khiến trẻ học theo.

An Nhiên

World Cup
上一篇:Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
下一篇:Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng