当前位置:首页 > Cúp C2

【soi keo olympiacos】TP.HCM muốn thí điểm việc mở rộng cơ chế phân cấp, phân quyền

Mở rộng cơ chế phân cấp,ốnthíđiểmviệcmởrộngcơchếphâncấpphânquyềsoi keo olympiacos phân quyền

Bày tỏ sự tán thành đối với 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra trong Chương trình hành động của Chính phủ nhằm sớm đưa Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị vào cuộc sống, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, mỗi địa phương trong Vùng cần cụ thể hóa hơn nhiệm vụ của mình, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan và cần đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.

Với riêng TP.HCM, ông Mãi cho biết, đầu tiên, Thành phố sẽ tập trung thay đổi mô hình phát triển trong bối cảnh mới, gắn kết với phát triển Vùng.

Cụ thể, sẽ tập trung tái cơ cấunền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng suất lao động cao.

“Thành phố đang tập trung phát triển kinh tế theo hướng phát triển các ngành dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao, gắn với xây dựng trung tâm tài chínhquốc tế, trung tâm thương mại - du lịch - logistics quốc tế, trung tâm đào tạo nhân lực và chăm sóc sức khỏe khu vực và quốc tế…”, ông Phan Văn Mãi đã phát biểu như vậy tại Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW và Xúc tiến đầu tưVùng.

 Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. HCM phát biểu tại Hội nghị

Theo ông Mãi, nhằm từng bước hiện thực hóa quan điểm, tầm nhìn của Bộ Chính trị về vị trí, vai trò của TP.HCM trong Vùng là thành phố hiện đại, thông minh, năng động sáng tạo, là nơi thu hút nhân tài, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực châu Á, đóng vai trò là cực tăng trưởng của Vùng; nơi tập trung của các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới, Thành phố sẽ tích cực phối hợp với các địa phương trong Vùng để xây dựng chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2023-2030 với các nội dung trọng tâm theo Nghị quyết 24-NQ/TW.

“Trước mắt, chúng tôi sẽ phối hợp triển khai tốt nhiệm vụ lập Quy hoạch Vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch Vùng là công cụ điều phối quan trọng trong quá trình phát triển cả Vùng”, ông Mãi nhấn mạnh.

Cùng với đó, theo ông Mãi, TP.HCM sẽ xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển Thành phố trong thời kỳ mới thông qua việc tổng kết Nghị quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới cho Thành phố.

“Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết mới thay Nghị quyết 54/NQ-TW, với việc xin thí điểm việc mở rộng cơ chế phân cấp, phân quyền cho Thành phố trong một số lĩnh vực, như đầu tư tài chính - ngân sách, quản lý đô thị - đất đai, tổ chức bộ máy - biên chế, quản lý xã hội…”, ông Mãi phát biểu.

Theo như chia sẻ của  Chủ tịch UBND TP.HCM, Thành phố cũng muốn thí điểm cơ chế vận hành và thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP.HCM, cũng như cơ chế phân, cấp phân quyền cho TP. Thủ Đức - thành phố thuộc thành phố đầu tiên của cả nước, và cũng sẽ là nơi thí điểm, thực hiện các mô hình, chính sách đô thị hiện đại của cả nước…

Các giải pháp khác mà ông Mãi nhắc đến còn là làm tốt vai trò đầu mối và phối hợp với các địa phương trong Vùng triển khai các dự ángiao thông kết nối Vùng, như đường vành đai 3, vành đai 4; triển khai các công trình giao thông đón đầu việc khánh thành Sân bay quốc tế Long thành giai đoạn I…

Cùng với đó, TP.HCM cũng đang chủ động phối hợp với các nhà đầu tư, Bộ Giao thông - Vận tải xây dựng Đề án “Cảng trung chuyển quốc tế Cần giờ” nhằm bổ sung cho hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải.

“Đây là dự án không chỉ có ý nghĩa về lợi ích của cảng biển, mà còn nâng cao được lợi thế cạnh tranh của Vùng Đông Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung đối với khu vực và thế giới, tạo sự hấp dẫn hơn đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”, ông Mãi nhấn mạnh.

TP.HCM đang được định hướng phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế, nơi tập trung các định chế tài chính, các tập đoàn lớn toàn cầu

Xây dựng “Hội đồng Vùng” với thẩm quyền và nguồn lực rõ ràng

Cùng với các giải pháp cần thực hiện riêng cho TP.HCM, ông Mãi cũng đã đề xuất một loạt giải pháp để các địa phương trong Vùng có thể phối hợp hiệu quả trong thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ.

Một trong những kiến nghị mà Chủ tịch UBND TP.HCMtiếp tục đề xuất là cần có cơ chế phối hợp đồng bộ, kịp thời và hiệu quả giữa các địa phương trong Vùng và các bộ ngành có liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo Nghị quyết 24-NQ/TW trên địa bàn cả Vùng. 

Trước mắt, là sự phối hợp và điều phối chung trong công tác quy hoạch của các địa phương và quy hoạch Vùng; triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối như đường vành đai 3, 4, các đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài; TP.HCM - Chơn Thành;  Biên Hòa - Vũng Tàu; Đồng Nai- Lâm Đồng; mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành; nghiên cứu xây dựng hệ thống đường sắt kết nối Vùng đô thị TP.HCM…

“Hiện tại, nhiệm vụ xây dựng thể chế, cơ chế điều phối, liên kết phát triển Vùng dự kiến giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, cần xác định rõ thể chế ‘Hội đồng Vùng’ với thẩm quyền và nguồn lực rõ ràng, nhằm thực hiện hiệu quả công tác điều phối”,  Chủ tịch UBND TP.HCMđề xuất.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, các nhiệm vụ cụ thể có tác động chung đến cả Vùng cần được giao cho Hội đồng Vùng, nhằm tránh chia cắt về địa bàn hay lĩnh vực.

“Trước mắt, bổ sung rõ cơ chế trách nhiệm phối hợp liên tỉnh trong Vùng trong thực hiện các nhiệm vụ có quy mô liên quan hay tác động từ 2 địa phương trong Vùng trở lên”, ông Mãi nói và kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm trình Chính phủ thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021 - 2025.

“Thành phố cam kết và sẵn sàng chủ động, phối hợp tích cực với các bộ, ngành Trung ương, các địa phương để xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và vận hành cơ chế liên kết, điều phối Vùng; nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế đặc thù phát triển Vùng”, Chủ tịch Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

分享到: