游客发表
发帖时间:2025-01-10 23:19:27
Mỹ tuyên bố sẽ kiện Iran tại Đại hội đồng Liên hợp quốc | |
Thông điệp của Triều Tiên gửi Mỹ tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc | |
Kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc– cơ hội để Tổng thống Mỹ “tránh bão” | |
Một số điểm nhấn tại Đại hội đồng Liên hợp quốc 73 |
Kỳ họp lần thứ 74 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc |
Căng thẳng Mỹ - Iran leo thang kể từ tháng 5/2018,ỳhọpĐạiHộiđồngLiênhợpquốclầnthứXoayquanhcăngthẳngTrungĐôty so bong da luu khi Tổng thống Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), đồng thời tái áp đặt và ngày càng siết chặt trừng phạt Iran. Một loạt sự cố vùng Vịnh sau đó đã khiến ông Trump tiến hành triển khai các tài sản quân sự ở khu vực, và thành lập một liên minh với các đồng minh Anh, Australia, Saudi Arabia và UAE để hộ tống các tàu thương mại. Tình hình tiếp nóng lên sau các vụ tấn công ngày 14/9 vừa qua nhằm vào các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia, mà Washington và Riyadh đổ lỗi do Tehran đứng đằng sau. Iran đã bác bỏ mọi dính líu, đồng thời khẳng định sẵn sàng đáp trả nếu bị tấn công. Vụ việc đã làm gia tăng nỗi lo sợ về sự leo thang quân sự tại khu vực Trung Đông.
Báo Les Echos nhận định “LHQ đang bất lực trước cuộc leo thang căng thẳng ở Trung Đông”, khi Tổng Thư ký LHQ chỉ mong muốn rằng những ngày sắp tới có thể “xúc tiến một cuộc đối thoại và mở ra một hướng đi cho các giải pháp chính trị”. Tuy nhiên, các nghị quyết của ĐHĐ LHQ chỉ mang tính biểu tượng, bởi việc cho phép dùng vũ lực trong một cuộc xung đột lại thuộc đặc quyền của Hội đồng Bảo an (HĐBA) với 5 nước thành viên thường trực (Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp và Anh) là có quyền phủ quyết. Và trong những cuộc khủng hoảng lớn, Hội đồng hầu như bị tê liệt do có sự cạnh tranh lẫn nhau. Nói cách khác, sự sống của LHQ không chỉ diễn ra ở cuộc họp ĐHĐ thường niên. Các cuộc họp và các cuộc gặp diễn ra bên lề cũng không kém phần quan trọng.
Trong tiến trình đàm phán Mỹ- Iran sắp tới, tất cả các tờ báo Pháp đều cho rằng Paris là một nhịp cầu quan trọng. Thật không may, sáng kiến của Pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Tổng thống Mỹ và Iran gặp nhau bên lề khoá họp ĐHĐ LHQ lần này lại bị nhấn chìm sau vụ tấn công ngày 14/9 vừa qua tại Saudi Arabia. Tại New York, nguyên thủ Pháp sẽ gặp riêng Tổng thống Mỹ và Iran, đồng thời thuyết phục cộng đồng quốc tế, đứng đầu là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ hay Nhật Bản giúp lôi kéo Teheran và Washington trở lại kế hoạch giải trừ hạt nhân Iran. Bên lề kỳ họp, ông Macron đã gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh Boris Johnson, những nước có chung quan điểm với Mỹ rằng Iran đứng sau các vụ nổ tại các cơ sở lọc dầu của Saudi Arabia. Phía Iran đã kịch liệt phản đối cáo buộc của Anh và cho rằng "Anh phải ngừng bán vũ khí gây chết người cho Saudi Arabia”.
Tuy vậy, cánh cửa đàm phán dường như đang hé mở. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, một nhân vật theo quan điểm diều hâu chống lại Iran, đã đề cập đến sự cần thiết phải trao cho ngoại giao "mọi cơ hội để thành công" sau các cuộc tấn công nhắm vào Saudi Arabia. Mặc dù chưa có lịch trình, song Tổng thống Trump cũng không loại trừ khả năng gặp người đồng cấp Iran.
Phía Iran cũng bắt đầu đưa ra những dấu hiệu thiện chí. Trước thềm kỳ họp, Iran cho biết một tàu chở dầu treo cờ Anh bị bắt giữ ở vùng Vịnh hai tháng trước đã được trả tự do. Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nhấn mạnh Iran không hề đóng cánh cửa đối thoại mà các nước cần phải thiết lập lòng tin trước. Còn Tổng thống Iran Hassan Rouhani tin rằng việc tham gia phiên họp Đại hội đồng LHQ và trao đổi ở nhiều cấp độ khác nhau sẽ giúp giải thích những hành động khắc nghiệt đã được thực hiện nhằm chống lại Iran và những vấn đề khó khăn và phức tạp mà khu vực phải đối mặt. Dự kiến, ông Rouhani sẽ trình bày kế hoạch hòa bình mang tên "Nỗ lực vì Hòa bình cho Hormuz" (HOPE) tại kỳ họp. Ông nêu rõ sáng kiến HOPE nhằm đảm bảo an ninh tại Eo biển Hormuz, cũng như thiết lập một nền hòa bình và hợp tác lâu dài trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh tất cả các quốc gia tại Vịnh Persic, Eo biển Hormuz và LHQ đều có thể tham gia HOPE, và Tehran sẵn sàng đối thoại với các nước trong khu vực về kế hoạch này.
Pháp, Đức, và Anh vẫn là một phần của thỏa thuận hạt nhân Iran và đang cố gắng cứu vãn nó. Tổng thống Pháp cho biết sự gia tăng căng thẳng sẽ là một “sai lầm chiến lược” đối với Iran, khu vực và an ninh tập thể. Do đó, các nhà ngoại giao hy vọng một cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo này sẽ giúp giảm căng thẳng ở vùng Vịnh, cũng như nguy cơ chiến sự tại khu vực nhạy cảm này. Tuy nhiên, liệu cuộc gặp này có diễn ra và mang lại kết quả như mong đợi hay không vẫn còn là câu hỏi.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接