您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【hang hai brazil】Những thương vụ gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp

Nhận Định Bóng Đá586人已围观

简介Gia tăng giá trị nông sản nhờ chuyển đổi sốSản lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng ...

Gia tăng giá trị nông sản nhờ chuyển đổi số
Sản lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng nhanh
Doanh nghiệp nông nghiệp,ữngthươngvụgiatănggiátrịsảnphẩmnôngnghiệhang hai brazil thực phẩm thắng lớn nhờ sản phẩm giá trị gia tăng
Những thương vụ gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp
Kho thông minh của Vinamilk công nghệ châu Âu có sức chứa hơn 27.000 pallet hàng hóa. Ảnh: X.H

Biến phụ phẩm thành sản phẩm quý

Bên cạnh sự liên kết với doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp còn mạnh dạn mở rộng hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài để tăng chế biến sâu. Một nhà máy chế biến phụ phẩm cá tra quy mô lớn vừa được Công ty cổ phần Nam Việt (Navico) khởi công xây dựng tại Khu công nghiệp Thốt Nốt - TP Cần Thơ vào đầu tháng 12/2021. Đây là dự án liên doanh giữa Navico với Amicogen (Hàn Quốc) có số vốn 24 triệu USD, được xây dựng chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, có tổng vốn đầu tư gần 6 triệu USD, dự án có diện tích hơn 9.600 m2, công suất 800 tấn thành phẩm collagen và gelatin/năm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Hàn Quốc; năng lực sản xuất trên 450 tấn nguyên liệu/ngày. Đặc biệt nguồn nguyên chế biến collagen và galatin từ da cá da trơn được loại ra trong quá trình chế biến cá xuất khẩu, do các nhà máy của Tập đoàn Nam Việt cung cấp.

Theo số liệu thống kê, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam mỗi năm đạt khoảng 7 triệu tấn. Trong đó phụ phẩm chiếm khoảng 15 - 20% (khoảng hơn 1 triệu tấn). Đây là nguồn nguyên liệu quý để sử dụng và chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng, đem lại hiệu quả kinh tế lớn.

Dự án chiết xuất collagen peptid và gelatin từ da cá tra là một phần trong tổ hợp chuỗi hệ thống sản xuất khép kín quy mô lớn của Tập đoàn Nam Việt và cũng là dự án chiến lược nằm trong kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ sản phẩm cơ bản sang các sản phẩm giá trị gia tăng, có hàm lượng kỹ thuật cao, mang đến nhiều giá trị, lợi ích cho xã hội... của tập đoàn này. Với sự hợp tác này, Liên doanh Amicogen và Navico đặt tham vọng cung cấp các sản phẩm giá trị gia tăng C&G đầu tiên cho thị trường Việt Nam vào năm 2022. Da cá tươi có giá dao động quanh 0,5 USD/kg, nếu sản xuất ra collagen có thể đạt mức từ 25-40 USD/kg.

Hướng đi mới của Navico về sản xuất chế biến collagen peptide và gelatin theo công nghệ mới hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển khoa học công nghệ của Chính phủ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tăng trưởng kinh tế.

Theo lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đối với cá tra, việc tận dụng, chế biến tất cả các phụ phẩm, đặc biệt liên quan đến collagen từ da cá mang lại giá trị rất lớn. Mỗi năm, chúng ta sản xuất từ 1,5 - 1,7 triệu tấn cá tra và trong chế biến này khoảng 65 - 70% là phụ phẩm bao gồm đầu, xương, nội tạng, da cá. Hiện một số doanh nghiệp còn đầu tư công nghệ nhằm tách chiết xuất collagen và gelatin từ da cá. Việc đầu tư các công nghệ này giúp khép kín hoàn toàn được chuỗi sản xuất và chế biến cá tra. Việc tận dụng phụ phẩm có thể gia tăng 15 - 25% giá trị cho toàn bộ chuỗi nuôi và chế biến cá tra. Riêng với collagen, trên thế giới, mỗi năm nhu cầu từ 900 - 950 nghìn tấn collagen/năm, tương ứng với 7,5 - 8 tỷ USD. Nếu như làm tốt khâu này sẽ đem lại giá trị gia tăng cho con cá tra.

Bắt tay để tăng quy mô sản xuất

Mới đây, một siêu nhà máy sữa tại khu vực phía Bắc do Vinamilk và công ty thành viên Vilico triển khai đã được UBND tỉnh Hưng Yên trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Là doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam, với 13 trang trại và 13 nhà máy sữa trên cả nước, trong đó có 2 siêu nhà máy là Nhà máy sữa Việt Nam (sản xuất sữa nước, công suất đạt 800 triệu lít/năm) và Nhà máy sữa bột Việt Nam (sản xuất sữa bột, công suất gần 54.000 tấn/năm), Vinamilk đã quyết định hợp tác cùng Vilico, một công ty thành viên trong tập đoàn, để đầu tư và xây dựng nhà máy chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng các mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới.

Dự án nhà máy sữa tại Hưng Yên có tổng mức đầu tư dự kiến là 4.600 tỷ (gần 200 triệu USD), trên diện tích gần 25ha, tổng công suất thiết kế ước đạt khoảng 400 triệu lít/năm được xây dựng dự kiến theo 2 giai đoạn. Nhà máy sữa tại Hưng Yên là một trong các dự án trọng điểm trong chiến lược phát triển của Vinamilk và Vilico trong 5 năm đến 10 năm tới và được định hướng sẽ trở thành một siêu nhà máy sữa hàng đầu tại Việt Nam và tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á.

Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Vilico cho biết, với sự sẵn sàng về nguồn lực đầu tư và kinh nghiệm trong việc xây dựng, vận hành hệ thống nhà máy tại Việt Nam, trong đó có nhiều nhà máy có quy mô lớn, đạt các tiêu chuẩn quốc tế, Vinamilk cùng Vilico sẽ đầu tư thực hiện và quản lý dự án một cách hiệu quả, đúng tiến độ kỳ vọng dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo ra sức bật cho sự phát triển của Vinamilk, Vilico trong giai đoạn tới và đồng thời đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Hưng Yên nói riêng và kinh tế địa phương nói chung.

Tất cả các nhà máy hiện nay của Vinamilk đã được áp dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến hàng đầu của thế giới, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, vận hành và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp Vinamilk không chỉ đáp ứng được yêu cầu thị trường trong nước mà còn đáp ứng được các tiêu chuẩn sản phẩm tại nhiều thị trường xuất khẩu có các tiêu chuẩn khắt khe. Tính đến nay, sản phẩm Vinamilk đã xuất khẩu đến 56 quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… và ngày càng nâng cao giá trị thương hiệu cho các sản phẩm sữa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Cũng liên quan đến lĩnh vực liên kết sản xuất sữa, trước đó, vào tháng 11/2021, Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) đã hoàn tất các thủ tục đầu tư vào Công ty CP Thương mại - Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam (Quasapharco), chính thức đặt chân vào “lãnh địa” thảo dược, đặc biệt là thảo dược quý hiếm.

Chia sẻ về việc đầu tư vào Quasapharco, ông Trần Bảo Minh, Phó Chủ tịch HĐQT Nutifood, đồng thời là Chủ tịch HĐQT mới của Quasapharco cho biết, Việt Nam là một quốc gia rất “hấp dẫn” trong mắt các nước phương Tây về kho tàng thảo dược thiên nhiên cũng như các bài thuốc bí truyền từ xa xưa để lại. Với hơn 20 năm nghiên cứu trong ngành dinh dưỡng cùng đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước, Nutifood mong muốn đưa những giá trị dinh dưỡng của thảo dược Việt Nam vào phục vụ cho sức khỏe con người và xa hơn nữa là xây dựng thương hiệu các sản phẩm thảo dược Việt Nam trên trường quốc tế.

Tags:

相关文章