【soi kèo fc koln】Đông Nam bộ tiếp tục dẫn đầu là vùng thu hút nhiều doanh nghiệp nhất cả nước
(HG) - Chiều ngày 11-1,ĐngNambộtiếptụcdẫnđầulvngthuhtnhiềudoanhnghiệpnhấtcảnướsoi kèo fc koln Ban chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế Trung ương, Ban chỉ đạo điều tra cơ sở hành chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết và công bố kết quả sơ bộ cuộc Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021. Hội nghị được nối cầu với 63 tỉnh, thành; tại điểm cầu Hậu Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cùng các đơn vị liên quan tham dự.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hậu Giang.
Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2021, số lượng và lao động các đơn vị điều tra năm 2020 đều tăng so với năm 2016 nhưng mức độ tăng về lao động thấp hơn so với các giai đoạn trước. Số doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng duy trì mức tăng nhưng các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ có dấu hiệu chững lại trong 5 năm qua. Tính đến thời điểm ngày 31-12-2020, cả nước có gần 683,6 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh với số lao động là 14,7 triệu người, tăng 35,3% về số doanh nghiệp và tăng 4,7% về số lao động so với năm 2016. Quy mô lao động bình quân một đơn vị điều tra năm 2020 biến động không đều so với năm 2016, trong đó giảm mạnh ở khối doanh nghiệp.
Tính đến ngày 31-12-2020, cả nước có gần 683,6 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh với 14,7 triệu lao động.
Các đơn vị điều tra tập trung nhiều nhất tại vùng đồng bằng sông Hồng; Đông Nam bộ tiếp tục dẫn đầu là vùng thu hút nhiều doanh nghiệp nhất cả nước. Vùng đồng bằng sông Hồng có số lượng đơn vị điều tra lớn nhất cả nước với 1,6 triệu đơn vị, chiếm 25,9% tổng số đơn vị điều tra của cả nước. Đứng thứ hai là Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung với 1,3 triệu đơn vị, chiếm 21,9%. Đông Nam bộ là 1,2 triệu đơn vị, chiếm 20,6%. Đồng bằng sông Cửu Long là 1,1 triệu đơn vị, chiếm 17,9%. Trung du và miền núi phía Bắc là 530,3 nghìn đơn vị, chiếm 8,8%; Tây Nguyên là 285 nghìn đơn vị, chiếm 4,8%. Trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, Đông Nam bộ thu hút tới gần 280,7 nghìn doanh nghiệp, chiếm 41,1% tổng số; đồng bằng sông Hồng là 216,7 nghìn doanh nghiệp, chiếm 31,7%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là 89,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 13,1%; thấp nhất là Tây Nguyên với 17,9 nghìn doanh nghiệp, chiếm 2,6%.
Tổng điều tra kinh tế là một trong ba cuộc Tổng điều tra thống kê quốc gia được quy định trong Luật Thống kê. Tổng điều tra kinh tế 2021 do Tổng cục Thống kê thực hiện có quy mô lớn, nội dung phức tạp, liên quan đến 4 loại đơn vị điều tra, bao gồm: doanh nghiệp; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; đơn vị sự nghiệp, hiệp hội; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Từ tháng 3-2021 đến tháng 12-2021, cuộc Tổng điều tra kinh tế đã được triển khai tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương thông qua Ban chỉ đạo Tổng điều tra các cấp, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Bộ Quốc phòng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Bộ Công an. Đến nay, công tác xử lý, tổng hợp kết quả sơ bộ đã hoàn thành theo đúng tiến độ trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.
Tin, ảnh: KỲ ANH
相关推荐
- Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- Giải pháp cho tình trạng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng
- Cấp bằng sáng chế cho chế phẩm xua đuổi và phòng trừ côn trùng từ thảo mộc
- Ngành Thuế thu ngân sách nhà nước đạt 24,5% dự toán năm 2018
- Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- Hoàng Oanh và chồng Tây chính thức xác nhận ly hôn
- Ngành Tài chính: Quán triệt giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ
- Trấn Thành: Hari Won không giữ mà để tôi phải 'bò' theo