Tuy vậy,ốnbấtcậpdạysongbằngởHàNộđội hình inter milan gặp lecce việc đào tạo song bằng vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Ông Hoàng Anh Đức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục EdLab Asia cho rằng, việc triển khai hai hệ đào tạo khác biệt trong cùng một khuôn viên sẽ có khả năng dẫn đến những xung đột tâm lý không đáng có theo cả hai chiều: tự ti và tự phụ. Bên cạnh đó, mục tiêu có 2 bằng không nên là chuẩn đầu ra để đánh giá năng lực của học sinh và hiệu quả chương trình này.
Hoàng Anh Đức tốt nghiệp thạc sĩ quản lý giáo dục, với hướng nghiên cứu tập trung về cải tổ chính sách và chương trình giáo dục. Các chủ đề nghiên cứu mà Đức tập trung là về quản trị tri thức, quản lý và lãnh đạo giáo dục, phát triển tổ chức học tập, chính sách giáo dục.
- Nhiều phụ huynh hiện nay thích cho con học chương trình song bằng, chương trình phổ thông quốc tế của Anh, Mỹ, Úc.... Theo ông, lý do vì sao?
Hiện nay, chúng ta đang trên đà hội nhập quốc tế, ở cả các phương diện kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục. Bởi vậy, sự gia tăng nhanh chóng của các chương trình có yếu tố nước ngoài là điều tất yếu, đối với cả các hình thức giáo dục chính quy (trong nhà trường), giáo dục không chính quy (các hệ thống học tập ngoài nhà trường), và giáo dục phi chính quy (các dạng thức tự học như học nhóm, tự trải nghiệm, bố mẹ học cùng con...).
Khi xem xét một hệ thống giáo dục phổ thông, chúng ta cần nhìn nhận ba khía cạnh: chương trình, hoạt động dạy và học, phương thức kiểm tra và đánh giá.
Việc các nhà trường, phụ huynh có xu hướng tiếp cận với các chương trình quốc tế, thực chất là sự điều chỉnh các nhu cầu, kì vọng của nhà trường và phụ huynh đối với ba trụ cột trên.
Ông Hoàng Anh Đức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục EdLab Asia. |
Thứ nhất, quan niệm về trường công-tư đã thay đổi nhiều so với hơn chục năm trước. Các trường tư không còn bị coi là tấm vé dự bị. Khoảng cách này có thể nhìn thấy rõ rệt trong giáo dục đại học, khi nhiều phụ huynh, học sinh lựa chọn các trường đại học ngoài công lập tại Việt Nam, thay vì đi du học.
Nhóm phụ huynh có con trong độ tuổi học phổ thông hiện nay, đa phần là thế hệ cuối 7x, đầu 8x, là thế hệ sinh ra sau chiến tranh, đã trải qua tuổi thơ trong giai đoạn khó khăn, được học hành bài bản hơn, và bắt đầu có của cải tích luỹ. Bởi vậy, ở khu vực thành thị, kì vọng và năng lực chi trả của nhóm này là một lực đẩy rất tốt cho các sản phẩm giáo dục có màu sắc quốc tế, bất kể con em họ sẽ đi du học hay học trong nước.
Thứ hai, việc giao tiếp tốt bằng tiếng Anh đã không còn là một lợi thế cạnh tranh. Phụ huynh luôn mong muốn con em mình có những xuất phát điểm tốt nhất, có những năng lực và thành tích không lạc hậu. Bên cạnh các chương trình giáo dục quốc tế chính quy như Tú tài quốc tế IB, Cambrige với đầu ra cụ thể là tấm bằng tú tài; thì cũng có rất nhiều chương trình không chính quy, phi chính quy khác, thường được xây dựng song hành với các kì thi.
Sự tràn lan của nhiều kì thi quốc tế với vô vàn các huy chương, giải thưởng có lẽ chính là “chim báo bão” cho sự bùng nổ chưa thấy dấu hiệu dừng của các chương trình quốc tế. Đôi lúc, nguyên do mà học sinh tham dự các kì thi quốc tế lại chính là nỗi sợ hãi bị bỏ lại phía sau của cha mẹ, thay vì động lực giao lưu, học hỏi của học sinh.
Học sinh xếp hàng vào phòng thi lớp 6 song bằng ở Hà Nội năm 2020 |
Thứ ba, mạng xã hội đã giúp cho phụ huynh bớt lạ lẫm, e dè khi lựa chọn các chương trình, mô hình giáo dục quốc tế. Cộng đồng phụ huynh có con em theo học các chương trình này ngày một đông.
- Vậy, lợi ích có thể mang lại của các chương trình song bằng này là gì?
Như đã nói ở trên, các mối quan tâm của phụ huynh, học sinh sẽ đều xoay quanh việc điều chỉnh nhu cầu và kì vọng đối với chương trình, hoạt động dạy và học, phương thức kiểm tra và đánh giá. Bên cạnh đó, cần phải kể đến các yếu tố đầu vào như lực học và định hướng của học sinh, năng lực tài chính của gia đình; các yếu tố duy trì như động lực của học sinh, quá trình vận hành chuyên nghiệp; và cả các yếu tố đầu ra như danh tiếng của bằng cấp/chứng chỉ, các cơ hội phát sinh trong và sau khi hoàn tất chương trình học.
Đối với nhóm phụ huynh chú trọng thành tích, điều quan trọng là họ có sự linh hoạt hơn trong các lựa chọn, và có thể thay đổi ở các thời điểm khác nhau, thay vì bó buộc vào số ít lựa chọn trong một thời gian dài như con đường khoa cử truyền thống.
Đối với nhóm phụ huynh chú trọng trải nghiệm, điều họ hướng tới là con em mình được tự do chọn lựa và trải nghiệm mà không bị đối mặt với các áp lực. Chính quá trình các em đưa ra quyết định cũng đã là trải nghiệm hết sức đáng quý.
Nhìn nhận nhu cầu của phụ huynh một cách kỹ lưỡng, ta có thể thấy các chương trình, sản phẩm giáo dục quốc tế đều đang khá đa dạng về thời gian (ngắn/dài), chi phí, hình thức học tập (trực tiếp/trực tuyến), hình thức triển khai (phối hợp với nhà trường/gia đình tự tiếp cận), và kết quả đầu ra (bằng cấp/chứng chỉ/chứng nhận tham dự/trải nghiệm). Rất khó để kết luận rằng lợi ích chung của các chương trình này là gì, bởi mỗi gia đình sẽ lựa chọn và hướng tới một vài lợi ích cụ thể.
- Với chương trình song bằng đang được triển khai trong các trường công lập ở Hà Nội, theo ông liệu có bất cập gì không?
Các trường song ngữ, quốc tế, thường có nhân sự lãnh đạo phụ trách riêng từng hệ đào tạo, đi kèm theo đó là bộ máy giáo viên riêng của từng hệ.
Tuy nhiên trong mô hình song bằng tại các trường công lập, việc triển khai cùng lúc hai hệ đào tạo cũng không khác gì so với việc yêu cầu một đội ngũ Ban giám hiệu phải vận hành cùng lúc hai trường học khác nhau. Từ đó, sẽ phát sinh vấn đề ở cả cấp độ chiến lược (định hướng phát triển nhà trường, kế hoạch phát triển nhân sự, chuyên môn) và cấp độ thực thi (cộng tác và phối hợp, phân bổ cơ sở vật chất, phân bổ tài chính).
Phụ huynh Hà Nội chen chân đưa con đi thi hệ song bằng |
Ở góc độ chuyên môn, việc kết hợp chương trình quốc tế với chương trình Việt Nam đã được tiến hành tại nhiều trường tư, với nhiều cách thức khác nhau. Trong khi nhiều trường vẫn phải loay hoay đối phó dạy song song chương trình Việt Nam và quốc tế, thì các trường dạy song bằng có lợi thế hơn rất nhiều về mặt phân bổ chương trình. Tuy nhiên, khi học hết lớp 9, học sinh vẫn phải vượt qua kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội, sau đó thi Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh và viết luận, nói tiếng Anh. Rõ ràng, hai kì thi kể trên có những khác biệt về mục đích và cách thức đánh giá. Điều này đồng nghĩa với việc thí sinh có thể không đạt được điểm cao ở cả hai kì thi.
Khi đó, chúng ta sẽ xử lý thế nào với trường hợp điểm cao trong kì thi quốc tế, nhưng lại không vượt qua kì thi vào lớp 10 THPT?. Nếu câu trả lời không dứt khoát thì rõ ràng, đây là một sự trùng lặp lãng phí, không cần thiết.
Ở góc độ vận hành, rất khó để các trường chủ động được nguồn giáo viên dạy song bằng trong thời gian ngắn. Sự cạnh tranh giữa các trường sẽ tạo ra cơn sốt giáo viên song bằng trong thời gian ngắn, đặc biệt là với giáo viên nước ngoài. Bên cạnh đó, về lý thuyết, giáo viên sẽ được va chạm và học hỏi nhiều hơn từ các đồng nghiệp dạy hệ song bằng. Nhưng thực tế, các tương tác đó chỉ mang tính nhỏ lẻ và khó chuyển hoá, áp dụng các kinh nghiệm học được vào mô hình lớp học khác. Bởi lẽ, quá trình học và dạy còn có những yêu cầu về trang thiết bị, kiểm tra đánh giá, những điều kiện không thể đi mượn về trong ngày một ngày hai.
Bên cạnh đó, việc triển khai hai hệ đào tạo khác biệt trong cùng một khuôn viên sẽ có khả năng dẫn đến những xung đột tâm lý không đáng có theo cả hai chiều: tự ti và tự phụ. Các xung đột này có thể đến từ chính các em, thông qua các sinh hoạt học tập hàng ngày và trong các khoảng thời gian thi cử. Đồng thời, chúng cũng có thể nảy sinh từ phía giáo viên, phụ huynh, và những người quen biết.
- Mục tiêu có 2 bằng liệu có đúng đắn?
Việc có 2 bằng không nên là chuẩn đầu ra để đánh giá hiệu quả học tập của học sinh, lẫn hiệu quả triển khai của các chương trình song bằng. Điều quan trọng là các mục tiêu cần đạt về giáo dục nhân cách, năng lực tự học, năng lực các môn học, và các kỹ năng giao tiếp, cộng tác.
- Xin cảm ơn ông!
Đông Hà
Sở GD-ĐT Hà Nội nói về thông tin Bộ Công an điều tra chương trình song bằng
Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội đã trả lời về thông tin Cơ quan điều tra của Bộ Công an (C03) liên hệ làm việc liên quan đến chương trình đào tạo song bằng.