【kết quả adana demirspor】Đột phá từ xây dựng hạ tầng

  发布时间:2025-01-12 03:46:10   作者:玩站小弟   我要评论
Dự án xây dựng cầu Năm Căn đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trong t kết quả adana demirspor。

Báo Cà MauDự án xây dựng cầu Năm Căn đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trong tỉnh phát triển.

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong ba khâu đột phá chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, đồng thời cũng quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khoá XI về “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

Những năm qua, Cà Mau đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhiều dự án, công trình quan trọng được đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng ở mức cao nhiều năm liền (tổng sản phẩm trong tỉnh giai đoạn 2006-2010 bình quân tăng 13,8%/năm; giai đoạn 2011-2015 ước tăng 8,3%/năm). Hạ tầng đô thị phát triển nhanh, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét, khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn từng bước được thu hẹp, đời sống Nhân dân được cải thiện.

Tập trung cao độ

Trong giai đoạn 2011-2015, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh Cà Mau đạt trên 15.200 tỷ đồng (chưa bao gồm nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của các doanh nghiệp và đóng góp của Nhân dân). Các nguồn vốn được triển khai đầu tư ở hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó một số lĩnh vực được tập trung ưu tiên như: giao thông, thuỷ lợi, lưới điện, cấp nước, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá thể thao, an ninh quốc phòng…

Đường Trần Hưng Đạo, phường 5, TP Cà Mau là một trong những tuyến đường vừa được đầu tư, nâng cấp.  Ảnh: HOÀNG VŨ

Một số dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh, góp phần tăng cường giao thương, lưu thông hàng hoá và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Trong giai đoạn 2011-2014 đã hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình quan trọng: tuyến đường Quản lộ - Phụng Hiệp, Cầu Gành Hào 2, Cầu Năm Căn, Cầu Ðầm Cùng và các cầu thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh, các cầu trên tuyến Quốc lộ 63, đường Cái Nước - Vàm Ðình, nâng cấp mở rộng tuyến đường Tắc Thủ - U Minh. Ðến cuối năm 2014 đã có 73/82 xã có đường ô-tô đến trung tâm. Ðang triển khai thi công tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, tuyến đường Thới Bình - U Minh…

Các công trình thuỷ lợi, đê biển được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tỉnh đã quy hoạch sẽ khép kín hệ thống thuỷ lợi với 23 tiểu vùng (5 tiểu vùng thuỷ lợi Bắc Cà Mau và 18 tiểu vùng thuỷ lợi Nam Cà Mau). Ðang tập trung đầu tư khép kín 8 tiểu vùng thuỷ lợi, triển khai đầu tư nâng cấp đê biển Tây.

Hạ tầng lưới điện được đầu tư, đặc biệt hệ thống lưới điện nông thôn phát triển nhanh. Giai đoạn 2011-2014 đã đầu tư 509 km đường dây trung thế, 677 km đường dây hạ thế, 10.805 kVA trạm biến áp, góp phần tăng nhanh tỷ lệ hộ dân sử dụng điện và giảm tỷ lệ hộ sử dụng điện chia hơi. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện tăng từ 94,7% năm 2010 lên 96,5% năm 2014.

Kết cấu hạ tầng văn hoá - xã hội được quan tâm đầu tư, nhiều công trình bệnh viện đưa vào sử dụng; 101 trạm y tế xã, phường, thị trấn cơ bản được đầu tư, nâng cấp từ nguồn vốn AP. Nhiều trường học các cấp được xây dựng mới, đến nay có 203 trường học đạt chuẩn quốc gia. Hạ tầng văn hoá - thể thao được đầu tư, đến nay có 23% xã, phường, thị trấn hình thành được trung tâm văn hoá - thể thao.

Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư nâng cấp, mở rộng. TP Cà Mau được nâng cấp lên đô thị loại II, đô thị Năm Căn và Sông Ðốc được nâng cấp lên đô thị loại IV; hạ tầng các đô thị huyện lỵ cũng được quan tâm đầu tư. Ðang triển khai Dự án đầu tư nâng cấp đô thị vùng ÐBSCL - Tiểu dự án TP Cà Mau với tổng vốn đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.

Kết cấu hạ tầng nông thôn mang diện mạo mới với hàng ngàn ki-lô-mét đường và hàng ngàn cây cầu nông thôn được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông của người dân và trao đổi hàng hoá. Ðến cuối năm 2014, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có trên 3.800 km đường giao thông nông thôn bằng bê-tông.

Cần vượt qua trở ngại

Mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng nhưng nhìn tổng thể, hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh Cà Mau vẫn còn yếu kém, thiếu đồng bộ, tính kết nối thấp, dẫn đến hạn chế khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Hạ tầng kinh tế - xã hội, đô thị, nông thôn đều thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Hạn chế, yếu kém về hạ tầng ở Cà Mau có nguyên nhân là xuất phát điểm thấp. Một nguyên nhân nữa là kết cấu nền đất yếu, không có vật liệu xây dựng tại chỗ nên suất đầu tư rất cao, đồng thời nguồn lực đầu tư hạn hẹp. Nguồn vốn ngân sách bố trí hằng năm chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu đầu tư, kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT đối với các dự án giao thông còn khó khăn do hiệu quả tài chính các dự án thấp.

Một hệ thống hạ tầng phát triển đồng bộ sẽ góp phần mở rộng không gian phát triển, kết nối các địa phương, các khu vực kinh tế. Do đó, để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau cần phải ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông theo hướng hiện đại nhằm đảm bảo tính kết nối đồng bộ. Tập trung đầu tư các công trình quan trọng mang tính đột phá gắn với kết nối, liên kết vùng, tạo hiệu ứng lan toả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng. Triển khai đúng tiến độ các dự án giao thông đã xác định trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng ÐBSCL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 11/2012/QÐ-TTg ngày 10/2/2012.

Khi các dự án giao thông trên hoàn thành sẽ tăng tính kết nối, đồng bộ và hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau sẽ mang diện mạo mới. Nó tạo bước ngoặt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh Cà Mau mà còn cả vùng kinh tế trọng điểm vùng ÐBSCL.

Bên cạnh đó, tập trung nâng cấp, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng các đô thị động lực (TP Cà Mau, Năm Căn, Sông Ðốc) gắn với bố trí, phân bố lại dân cư. Ðến năm 2020, đầu tư nâng cấp TP Cà Mau đạt tiêu chí đô thị loại I; nâng cấp thị trấn Cái Nước, Ðầm Dơi, Rạch Gốc, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh đạt tiêu chí đô thị loại IV theo định hướng phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1659/QÐ-TTg ngày 7/11/2012.

Phát triển hệ thống nguồn và truyền tải điện, bảo đảm nhu cầu năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phải bảo đảm đến năm 2020 cơ bản 100% hộ dân trong tỉnh có điện sử dụng.

Phát triển đồng bộ hệ thống thuỷ lợi, xây dựng và củng cố hệ thống đê biển Tây, đê biển Ðông và các đê sông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 667/QÐ-TTg ngày 27/5/2009. Xây dựng các công trình phòng tránh thiên tai, các khu neo đậu tàu thuyền để giảm nhẹ thiệt hại cho Nhân dân.

Tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng văn hoá - xã hội, trọng tâm là xây dựng các trường học theo hướng hiện đại, kiên cố hoá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1625/QÐ-TTg ngày 11/9/2014. Ðến năm 2020 phải có trên 70% trường học trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia. Tranh thủ ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng mới các bệnh viện chuyên khoa để đến năm 2020 đạt mục tiêu 26 giường bệnh/vạn dân.

Ðể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn mới, việc đầu tư xây dựng hoàn thiện, đồng bộ theo hướng hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng phải được xem một trong những ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu, định hướng phát triển. Tuy nhiên, để triển khai đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn, cần phải linh hoạt, chủ động, tranh thủ huy động các nguồn đầu tư ngoài ngân sách./.

Trần Công Khanh

相关文章

最新评论