Theảnhbáothủđạomạodanhcơquantưphápyêucầunạnnhânchuyểntiềnđiệntửđểchạyásoi kèo moldovao thông tin từ Công an TP. Hồ Chí Minh vào tối ngày 13/11, các đối tượng lừa đảo tìm kiếm thông tin về những bị can đã bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến các vụ án hình sự hoặc kinh tế từ các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Sau khi xác định được mối quan hệ gia đình của bị can, chúng tạo ra các tài liệu giả mạo như lý lịch bị can hoặc quyết định khởi tố để tiếp cận người nhà nạn nhân.
Nội dung tin nhắn lừa đảo.
Các đối tượng liên lạc qua các ứng dụng như Telegram, Facebook,.. tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên đang thụ lý vụ án. Chúng gửi các tài liệu giả mạo và đưa ra thông tin về vụ án để thuyết phục người nhà rằng vụ việc là thật. Tiếp theo, các đối tượng yêu cầu chuyển tiền điện tử USDT với số tiền lớn, lên tới 100.000 USDT (khoảng 2,6 tỷ đồng), vào ví điện tử do chúng chỉ định để “chạy án” và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can. Nếu nạn nhân bị thuyết phục, các đối tượng sẽ hướng dẫn họ mua tiền điện tử và chuyển tiền, sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền.
Trước tình hình trên, Công an TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân hành vi đưa tiền để “chạy án” là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm về tội danh “đưa hối lộ”, “môi giới hối lộ” theo quy định tại Điều 364, 365 Bộ luật hình sự. Khi gặp các trường hợp tương tự phải nâng cao tinh thần cảnh giác với phương châm “Không hoảng sợ - Không làm theo yêu cầu chuyển tiền của đối tượng”.
Trong trường hợp nghi ngờ, hãy liên hệ ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc gọi trực tiếp đến các số điện thoại Trực ban Công an và Trực ban Phòng Cảnh sát hình sự để phối hợp xử lý kịp thời.
Tám lưu ý cần biết để tránh bẫy lừa đảo mạo doanh lực lượng chức năng
Một - trường hợp có liên quan, cơ quan Công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, gửi giấy mời/giấy triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, thông qua Cảnh sát khu vực hoặc Công an xã chuyển giấy mời/giấy triệu tập đến thân nhân gia đình và người mà cơ quan Công an muốn làm việc.
Hai - Cơ quan Công an sẽ mời người liên quan đến trụ sở cơ quan Công an để làm việc trực tiếp. Tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.
Ba - trường hợp liên quan vụ án, cần thu giữ tiền hoặc đồ vật tài sản, cơ quan Công an sẽ thực hiện tại trụ sở cơ quan Công an và việc tạm giữ tiền phải được lập biên bản. Cơ quan Công an không nhận chuyển tiền qua chuyển khoản ngân hàng (internet banking).
Bốn - khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc gửi tố giác tội phạm qua chức năng “Gửi kiến nghị phản ánh về an ninh trật tự” trên ứng dụng VNeID.
Năm - trường hợp mới chuyển tiền, ngay sau đó phát hiện hoặc nghi ngờ bị lừa đảo thì liên hệ ngay với Ngân hàng để được hướng dẫn phong tỏa tài khoản.
Sáu - công dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.
Bảy - phổ biến cho những người thân trong gia đình thủ đoạn tội phạm nêu trên và các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng khác để cùng biết để phòng tránh, đặc biệt với gia đình có người thân trong diện dễ bị tội phạm nhắm đến.
Tám - đối với các nhân viên giao dịch ngân hàng cần lưu ý các trường hợp người trung, cao tuổi, phụ nữ đi chuyển tiền số lượng lớn hoặc rút sổ tiết kiệm với tâm lý không bình thường hoặc có biểu hiện lo sợ cần kiểm tra kỹ thông tin. Nếu phát hiện hoặc nghi vấn thì tạm hoãn giao dịch để làm rõ và thông báo cho cơ quan Công an gần nhất phối hợp giải quyết.
Duy Trinh