【soi kèo psg vs】Sản xuất công nghiệp: Nỗ lực cuối năm

Ngoại Hạng Anh 2025-01-25 23:58:00 913

san xuat cong nghiep no luc cuoi nam

Ngành công nghiệp khai khoáng giảm là nguyên nhân dẫn đến chỉ số sản xuất công nghiệp nửa đầu năm chỉ tăng 7,ảnxuấtcôngnghiệpNỗlựccuốinăsoi kèo psg vs5%. Ảnh minh họa: S.T

Tăng trưởng thấp

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2016 tăng 7,5%, là mức tăng khá thấp so với cùng kỳ năm trước, khi cùng kỳ năm 2015 mức tăng này đạt 9,6%. Nhiều ngành công nghiệp có mức tăng cao hơn cùng kỳ là sản xuất phân phối điện, công nghiệp chế biến chế tạo... Cụ thể, với ngành điện, 6 tháng đầu năm 2016, mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt là ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, nhưng sản xuất điện vẫn tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của ngành đã hoàn thành 50% kế hoạch cả năm 2016.

Về nguồn điện, trong 6 tháng đầu năm đã hoàn thành việc hòa lưới phát điện tổ máy 2 Thủy điện Huội Quảng và tổ máy 2 Thủy điện Lai. Ngành điện cũng hoàn thành đóng điện các dự án lưới điện truyền tải quan trọng như: Trạm biến áp 500kV Pleiku 2, đường dây 500kV Duyên hải - Mỹ Tho, trạm biến áp 500kV phố Nối và các đường dây đấu nối...

Bên cạnh các ngành có tăng trưởng tốt, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, một số ngành cũng gặp những khó khăn như dệt may, da giày... bởi tình trạng thiếu đơn hàng. Một số đơn hàng số lượng lớn, gia công đơn giản, không yêu cầu chất lượng cao, khách hàng chuyển sang một số nước như Bangladesh, Campuchia... Đối với các ngành sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống, sản xuất kinh doanh cơ bản ổn định, chỉ số sản xuất duy trì mức tăng trưởng khá, tuy nhiên tiêu thụ còn chưa ổn định, mang tính mùa vụ cao, áp lực cạnh tranh từ các nhà sản xuất nước ngoài ngày càng lớn. Đối với ngành thuốc lá, tình trạng nhập lậu vẫn còn diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận và hoạt động của các DN trong ngành.

Cũng theo Bộ Công Thương, nguyên nhân của sự sụt giảm chỉ số sản xuất công nghiệp trong nửa đầu năm chủ yếu do giảm ở nhóm ngành khai khoáng và đây cũng là ngành duy nhất có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm so với cùng kỳ chủ yếu do sản lượng khai thác dầu thô giảm. Thực tế trong 6 tháng đầu năm, giá dầu trên thế giới giảm sâu, có thời điểm xuống mức 27 USD/thùng, đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, đồng thời tác động tiêu cực đến các đơn vị dịch vụ dầu khí. Tuy các chỉ tiêu về sản xuất đều đạt song các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn thấp hơn kế hoạch đề ra.

Với ngành than, theo ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), nửa năm qua TKV đã khai thác được 19,27 triệu tấn than nguyên khai, đạt 50% kế hoạch của năm 2016. Mức tiêu thụ cũng đạt 50% kế hoạch đề ra trong năm, tuy nhiên các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận giảm sút. Doanh thu của toàn Tập đoàn đạt khoảng 47.450 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch năm, bằng 98% so cùng kỳ. Lợi nhuận toàn ngành đạt 150 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ sản xuất than giảm sút mạnh.

Nhiều khó khăn

Theo đánh giá, sự sụt giảm mức tăng trưởng của chỉ số sản xuất công nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt thấp so với 2015. Theo mục tiêu đề ra từ đầu năm, năm 2016 ngành công nghiệp phấn đấu đạt tăng trưởng 9%/năm, để đạt được mục tiêu này, ngành công nghiệp nói chung, đặc biệt là ngành khai khoáng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và việc đạt được mục tiêu là không đơn giản khi có rất nhiều khó khăn đang chờ đón.

Đối với ngành than, đại diện TKV cho biết hiện TKV gặp rất nhiều khó khăn do thị trường năng lượng giảm sâu, nhu cầu tiêu thụ của thị trường cũng như giá than trên thị trường giảm mạnh. Mặt khác, do điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn, vì phải xuống sâu hơn, đi xa hơn…, các loại phí và thuế tăng mạnh trong thời gian qua làm giá thành sản xuất than tăng cao, sức cạnh tranh yếu… Cùng với đó, nhu cầu sử dụng than trong nước được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau, khó khăn trong việc thiếu nguồn vốn cho đầu tư các mỏ than, lao động đông do lao động thủ công và bán cơ giới hóa còn cao… là những khó khăn mà Tập đoàn đang phải đối mặt.

Với ngành dầu khí, 6 tháng cuối năm 2016 được dự báo còn tiếp tục khó khăn do ảnh hưởng từ giá dầu thô phục hồi chưa rõ và khó đạt được mức giá kế hoạch như kỳ vọng, tình hình các nước EU còn diễn biến khó lường sau sự kiện nước Anh rút khỏi khối EU.

Bên cạnh đó, tình hình biển Đông còn nhiều phức tạp, điều kiện triển khai các dự án dầu khí ở trong nước ngày càng khó khăn, do những vùng thuận lợi hạn chế, phải triển khai ở vùng sâu và xa bờ, việc tìm kiếm, triển khai các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tốt ở nước ngoài ngày càng khó khăn.

Ngoài ra, nhiều dự án lớn của Tập đoàn có tổng mức đầu tư cao phải thúc đẩy tiến độ nên sức ép về thu xếp vốn là rất lớn. “Các mỏ đang khai thác trong nước đang ở giai đoạn suy giảm nhanh, hầu hết các mỏ đều có vị trí khoan dày nên số lượng vị trí có thể khoan mới là không nhiều. Vì thế, sản lượng dầu thô 2016 khó có thể duy trì ở mức cao như 2015. Bên cạnh đó, trong năm 2016-2017 xu hướng suy giảm sản lượng sẽ tiếp diễn, các năm tiếp theo sản lượng các mỏ sẽ giảm đáng kể”, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng giám đốc PVN cho biết.

Được biết, với mục tiêu khai thác dầu khí đạt 12,61 triệu tấn trong đó dầu thô là 8,11 triệu tấn từ nay đến cuối năm, PVN tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công tác tìm kiếm thăm dò, lĩnh vực cốt lõi của Tập đoàn bằng việc sẽ triển khai khoảng 10 giếng khoan tìm kiếm thăm dò và khai thác, từ đó tạo thêm việc làm cho các dịch vụ, đảm bảo cho phát triển bền vững của Tập đoàn và các đơn vị trong những năm tiếp theo.

Theo Bộ Công Thương, xét theo chu kỳ tiêu thụ và khả năng đưa một số dự án mới đi vào hoạt động, tình hình sản xuất công nghiệp nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tốt hơn trong 6 tháng cuối năm.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, sản xuất công nghiệp sẽ khó có khả năng tăng cao, dự báo cả năm chỉ đạt 8% bởi chưa có đột biến đồng thời chưa có mặt hàng sản phẩm công nghiệp có sản lượng và giá trị lớn để thúc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp. Rất nhiều mặt hàng XK chủ lực do ngành công nghiệp chế biến chế tạo sản xuất ra đã đến ngưỡng nhất định và chúng ta chưa có mặt hàng mới. B

ên cạnh đó, sản lượng dầu khí, một trong những nhân tố góp phần lớn vào GDP của Việt Nam trong nhiều năm qua đã tăng đến mức giới hạn, khó tăng mạnh hơn nữa. Như vậy, theo dự đoán, sản xuất công nghiệp sẽ rất khó khăn để cán đích trong năm 2016.

“Trong nửa đầu năm 2016, tổng sản lượng khai thác quy dầu toàn Tập đoàn Dầu khí đạt 14,75 triệu tấn, vượt 1,1 triệu tấn quy dầu, tương đương vượt 6,8% so với kế hoạch 6 tháng và bằng 56,8% kế hoạch năm. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xuất bán ước đạt 8,68 triệu tấn dầu thô, bằng khoảng 55% kế hoạch cả năm, đạt tổng trị giá 2,4 tỷ USD, bằng 37,15% kế hoạch cả năm với giá trung bình 40,33 USD/thùng (trong khi đó giá trung bình theo kế hoạch cả năm 2016 là 60USD/thùng)”.

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/963c296729.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng hơn nửa triệu đồng, lập kỷ lục mới

Hà Nội: Năm học 2018 – 2019, tăng học phí theo đúng lộ trình

Hà Tĩnh: Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi thường xuyên

Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE

Vĩnh Phúc: Tiết kiệm cho ngân sách 41,3 tỷ đồng qua thẩm định dự án

Hà Nội đối phó với nguy cơ dịch Ebola

Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Tài chính

友情链接