您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【keonhacai-com】Đề xuất “chứng khoán hoá” nợ xấu, khoanh nợ cho khoản vay bị ảnh hưởng bởi Covid

Ngoại Hạng Anh6人已围观

简介3 "ông lớn" ngân hàng vẫn lãi lớn nhưng nợ xấu tăng nhanhSàn giao dịch nợ VAMC chính thức đi vào hoạ ...

3 "ông lớn" ngân hàng vẫn lãi lớn nhưng nợ xấu tăng nhanh
Sàn giao dịch nợ VAMC chính thức đi vào hoạt động
Đang hoàn thiện những bước cuối cùng cho sàn giao dịch nợ xấu
16 ngân hàng đã tăng tỷ lệ nợ xấu trong 9 tháng năm 2021. Biểu đồ: HD-PA
16 ngân hàng đã tăng tỷ lệ nợ xấu trong 9 tháng năm 2021. Biểu đồ: HD-PA

Trong cuộc trao đổi giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các chuyên gia của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2020 được duy trì dưới mức 3% và giảm liên tục qua các năm. Bên cạnh đó, nhờ Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu, tốc độ xử lý trung bình khoảng 7.150 tỷ đồng/tháng, cao hơn 3.630 tỷ đồng/tháng (gấp hơn 2 lần) so với kết quả xử lý nợ xấu giai đoạn 2012-2017.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ tháng 2/2020 tới nay đã khiến ngân hàng phải thay đổi nhiều chính sách để phù hợp, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thu hồi nợ, mua bán nợ cũng như quá trình khởi kiện, đấu giá tài sản, thi hành án. Ngoài ra, Nghị quyết 42 còn chưa đầy 1 năm nữa hết hiệu lực; Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14 cũng sẽ hết hiệu lực về thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trong khi đó nợ xấu dự báo sẽ có xu hướng gia tăng từ quý 3/2022 do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Thống kê báo cáo tài chính quý 3/2021 của 27 ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy, 16/27 ngân hàng đã tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Vì thế, các ngân hàng mong muốn có giải pháp "mạnh tay" để xử lý hiệu quả vấn đề này.

Do đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ sớm tổng kết Nghị quyết 42 của Quốc hội để trên cơ sở đó đề xuất trình Quốc hội cho kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42 hoặc ban hành Luật xử lý nợ xấu. Đề nghị Chính phủ xem xét ban hành Nghị định cho phép khoanh nợ đối với khoản dư nợ chịu ảnh hưởng Covid-19 nặng nề từ 1- 2 năm.

Đặc biệt, đại diện các ngân hàng đề nghị cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mua bán nợ, đồng thời có các chính sách ưu đãi cho các đơn vị mua, xử lý nợ xấu, “chứng khoán hoá” các khoản nợ, nợ xấu để phát hành cho nhà đầu tư. Đồng thời rà soát các quy định tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý nợ xấu, qua đó để giải quyết nợ xấu một cách hiệu quả và tạo điều kiện phát triển cho thị trường mua bán nợ…

Trong khi đó, theo bà Kim-See Lim, Giám đốc Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của IFC, việc đưa ra các biện pháp xử lý nợ xấu là ưu tiên cao của nhiều quốc gia. Từ các cuộc khủng hoảng trước kia cho thấy việc chuẩn bị tốt và hành động kịp thời là yếu tố then chốt để tránh lũy kế nợ xấu và đảm bảo cho sự khôi phục lại sau đại dịch.

Tags:

相关文章