当前位置:首页 > Cúp C1

【zbet.】Khó cân bằng bền vững cán cân thương mại

kho can bang ben vung can can thuong mai

PGS. TS Phạm Tất Thắng,ócânbằngbềnvữngcáncânthươngmạzbet. Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương).

Có ý kiến cho rằng, không nên vui mừng quá sớm khi Việt Nam xuất siêu ấn tượng trong năm nay bởi tình hình xuất siêu đó chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, thiếu vững bền. Quan điểm của ông như thế nào?

Về lâu dài, cần có thay đổi về tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu cả về mặt đầu tư, hướng đầu tư. Ví dụ trong công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phải phát triển, chứ cứ èo uột, chỉ tập trung đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng như xây chung cư, resort… thì không có tác dụng, chỉ là làm giàu cho một nhóm đại gia.

Thực tế, thể trạng của nền kinh tế Việt Nam là luôn phải nhập siêu. Đó là bởi, hàng hóa XK của Việt Nam chủ yếu là nông, lâm, thủy sản hoặc hàng mang tính gia công, giá trị thấp. Trong khi đó, Việt Nam nhập yếu tố đầu vào điển hình là máy móc, công nghệ giá trị cao. Nhập siêu là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Chính phủ đã ý thức được việc này và đặt ra mục tiêu cố gắng đến năm 2020 sẽ cân bằng cán cân thương mại. Việc đặt ra như vậy là một mục tiêu phấn đấu cao.

Tuy nhiên, những năm gần đây xuất hiện một vài trường hợp xuất siêu như năm 2013, 2014. Thời kỳ đó, khủng hoảng kinh tế của toàn cầu. Có những mặt hàng nhu cầu thế giới sụt giảm nên các nước không NK hàng Việt Nam. Việt Nam không có đơn hàng lại dẫn tới hậu quả là không có nhu cầu NK nhiều yếu tố đầu vào khác. Trong khi đó, đối với lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam vẫn XK tương đối tốt. Một số mặt hàng công nghiệp thuộc khối FDI vẫn XK tốt. Điều này khiến cho Việt Nam xuất siêu. Xuất siêu ở thời điểm đó là đáng lo chứ không đáng mừng.

Đến giai đoạn 2015-2016, Việt Nam lại nhập siêu như thường lệ. Tuy nhiên, 10 tháng đầu năm nay, xuất siêu đã trở lại. Tác dụng tốt của xuất siêu là làm cho nguồn ngoại tệ phong phú, khả năng dự trữ ngoại tệ tăng lên. Tuy nhiên, đúng là không nên quá vui mừng vì xuất siêu ở đây vẫn thiếu bền vững. Việt Nam xuất siêu năm nay chủ yếu là nhờ XK được nhiều các mặt hàng nông, lâm thủy sản cũng như hàng điện tử của khối FDI.

Dù nhìn tổng thể nền kinh tế Việt Nam xuất siêu, song thực tế, Việt Nam lại vẫn đang nhập siêu từ các thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc. Điều này có đáng lo ngại, thưa ông?

Có thể hình dung, toàn bộ thể trạng nền kinh tế 2017 là xuất siêu, trong đó chủ yếu XK sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật, EU… Điều đó chứng tỏ, phần giá trị nông nghiệp, hàng gia công như dệt may, giày dép,… vẫn tiêu thụ tốt tại các thị trường này, song Việt Nam chưa nhập được công nghệ cao từ các thị trường này.

kho can bang ben vung can can thuong mai

Kim ngạch XK mặt hàng rau quả của Việt Nam đã tăng mạnh trong 10 tháng năm 2017. Ảnh: ST.

Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, nhìn nhận cụ thể, đúng là Việt Nam vẫn nhập siêu từ các thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc. Việc NK chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may, giày dép, nhựa… cũng như vốn đầu tư trực tiếp thông qua các dự án đầu tư tại Việt Nam. Ví dụ, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đầu tư rất nhiều vào Thái Nguyên và Bắc Ninh. Công ty mẹ của Samsung đưa hàng hóa vào Việt Nam được tính vào phần NK. Trong khi đó, kim ngạch XK điện thoại di động, máy tính… của Samsung rất lớn, song lợi ích đem lại cho Việt Nam khá nhỏ, không đáng kể. Việt Nam chủ yếu vẫn làm thuê.

Cũng là gia tăng NK, nhưng nếu Việt Nam tập trung được các Hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy nhập siêu công nghệ, thiết bị… từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật, EU,… thì tốt hơn, trong tương lai sẽ có sự cân bằng bền vững.

“Bức tranh” dễ thấy trong việc xuất siêu của Việt Nam hiện nay là chủ yếu trông đợi vào khối FDI và XK hàng nông, lâm, thủy sản. Để nâng cao giá trị XK hàng hóa thời gian tới, gia tăng lợi ích cho các DN Việt Nam thay vì DN FDI như hiện tại, theo ông, đâu là giải pháp hữu hiệu?

Hiện nay, nền công nghiệp của Việt Nam kém phát triển. XK chủ yếu phụ thuộc vào khối FDI và nông nghiệp. XK nông, lâm, thủy sản năm nay khả quan, song vẫn XK mở rộng về lượng là chính chứ không phải về chất. Về lâu dài, để gia tăng giá trị, rõ ràng cần đẩy mạnh XK các sản phẩm nông, thủy sản dưới dạng chế biến. Liên quan tới vấn đề giảm phụ thuộc vào khối FDI, giải pháp quan trọng chính là làm thế nào để các DN trong nước liên kết, tham dự vào chuỗi sản xuất của DN FDI. Cụ thể như, DN trong nước cung cấp yếu tố đầu vào cho DN FDI hoặc cung cấp thiết bị đầu cuối cho DN FDI. Ví dụ, trong trường hợp của Samsung, DN cần nâng cao năng lực, nhập công nghệ tiên tiến về để có thể sản xuất ốc vít, mạch điện tử… đảm bảo chất lượng, cung cấp được cho Samsung. Muốn vậy, giải pháp tổng quan là Nhà nước có chính sách tích cực hỗ trợ, nâng đỡ DN tư nhân để DN tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phấn đấu năm 2020 thực sự cân bằng cán cân thương mại. Xin ông cho biết, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, mục tiêu này liệu có khả thi?

Cán cân thương mại muốn cân bằng phải đi kèm với việc đạt được mục tiêu nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính phủ cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, theo tôi, điều này chắc chắn không đạt được. Khi không có nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì Việt Nam không có hàng hóa mang hàm lượng giá trị cao để XK. Bởi vậy, mục tiêu cân bằng cán cân thương mại không chắc đạt được.

Về lâu dài, cần có thay đổi về tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu cả về mặt đầu tư, hướng đầu tư. Ví dụ trong công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phải phát triển, chứ cứ èo uột, chỉ tập trung đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng như xây chung cư, resort… thì không có tác dụng, chỉ là làm giàu cho một nhóm đại gia.

Xin cảm ơn ông!

TS. Nguyễn Hữu Đạt, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam: Đầu tư mạnh vào công nghệ chế biến để gia tăng XK

10 tháng năm 2017, tổng giá trị kim ngạch XK mặt hàng rau quả của ước đạt trên 2,8 tỷ USD,tăng tới 41,2% so với cùng kỳ năm 2016. Với kết quả trên, mặt hàng rau quả tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 trong số các mặt hàng nông, thủy sản XK của Việt Nam (sau thủy sản và hạt điều). Hiện mặt hàng rau quả đã có mặt ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ… Trong đó, có nhiều thị trường vốn nổi tiếng đòi hỏi cao về chất lượng như Hoa kỳ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc các quốc gia châu Âu như Đức, Hà Lan…

Có được kết quả trên, trước tiên là nhờ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đã và đang tạo được những kết quả tích cực. 6 mặt hàng quả tươi chủ lực của Việt Nam bắt đầu tìm được chỗ đứng ở những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các quốc gia thuộc EU. Khoảng hơn 50 mặt hàng rau tươi trong đó có nhóm rau gia vị và nhiều mặt hàng chế biến XK đi EU.

Trong thời gian tới, để thúc đẩy XK rau quả bền vững, trên cơ sở đó đóng góp tích cực vào XK hàng hóa nói chung, các DN cần cố gắng tăng lượng XK tại thị trường khó tính, chủ động liên kết nhau thực hiện các chương trình quảng bá phù hợp và tham gia, thâm nhập từng bước vào khâu phân phối tại chính thị trường NK để bảo vệ và tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa XK. Đặc biệt, các DN phải đầu tư mạnh vào công nghệ chế biến. DN cũng cần chủ động liên kết với nhà sản xuất, quan tâm và hỗ trợ nhà sản xuất (nông dân) thực hiện VIETGAP hoặc GLOBALGAP (thực hiện trên ý thức tự giác) trên cơ sở có giám sát kiểm tra của DN để nguyên liệu XK thu mua có nguồn gốc rõ ràng, đạt các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, theo đúng yêu cầu của từng thị trường NK...

Uyển Như (ghi)

分享到: