Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Khánh Linh Ngành nông nghiệp đã có nhiều điểm sáng,ànhNôngnghiệpđónggóplớnvàođờisốngnôngdânhận định bd goal đạt nhiều mục tiêu xuất sắc Phát biểu tại hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch năm 2020 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức chiều ngày 23/12/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đóng góp cho ngân sách chưa lớn nhưng đóng góp lớn vào đời sống nông dân, vì trên 60% người dân là nông dân. Theo Thủ tướng, năm 2019, khu vực nông nghiệp, nông thôn có 3 thách thức lớn như: Cạnh tranh quyết liệt trong thương mại toàn cầu, xu hướng bảo hộ, chiến tranh thương mại có nhiều phức tạp. Dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng xảy ra, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi và bệnh sâu keo mùa thu trên thực vật. Biến đổi khí hậu, diễn biến cực đoan của thời tiết: Nắng nóng kéo dài bất thường gây hạn, cháy rừng, thiếu hụt lượng mưa lớn gây hạn, mặn cuối năm. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp đã có nhiều điểm sáng, đạt nhiều mục tiêu xuất sắc. Ngành đã đạt và vượt ¾ chỉ tiêu Chính phủ giao. Một chỉ tiêu không đạt tăng trưởng vì dịch tả lợn châu Phi. Ngành đã coi trọng tháo gỡ khó khăn, mở rộng, phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, và các thị trường khác tạo động lực cho sản xuất. "Về thương mại, ngành đạt kết quả xuất khẩu 41,3 tỷ USD, đây là mốc kỷ lục, quan trọng, nhiều ý nghĩa, thể hiện ngành xuất siêu lớn. Nếu không có nguồn xuất siêu lớn như thế này thì sẽ mất cân bằng thương mại..." - Thủ tướng nêu rõ. Bên cạnh đó, hạ tầng nông nghiệp được củng cố; công tác thủy lợi được đầu tư theo hướng đa mục tiêu, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước, đảm bảo phòng tránh úng ngập. Theo đó, năng lực tưới của hệ thống thủy lợi tăng thêm khoảng 10 nghìn ha, năng lực tiêu tăng thêm khoảng 10 nghìn ha... Thủ tướng cũng đánh giá cao sự phối hợp với các bộ ngành đề tìm thị trường, nguồn vốn cho ngành liên quan đến nhiều nông dân. Đồng thời, đánh giá cao sự chủ động, tham mưu, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ trung ương đến địa phương trong công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi nên đã đạt hiệu quả tích cực rõ rệt. Đưa Việt Nam có 15 nhóm mặt hàng nông sản có giá trị xuất 1 tỷ USD trở lên Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng cũng nêu rõ một số tồn tại, yếu kém cần tập trung khắc phục của ngành, tháo gỡ trong thời gian tới. Đó là cơ cấu lại nông nghiệp triển khai chưa đồng đều ở các địa phương; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu; sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị chưa trở thành phổ biến, chủ đạo. Công nghiệp chế biến sâu chưa phát triển theo yêu cầu, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế sản xuất thấp, tổn thất sau thu hoạch còn cao. Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công chưa đạt kế hoạch năm đề ra (đạt 86,1%), nhất là vốn ODA. Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, đặc biệt dịch tả lợn châu phi đã lan rộng và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của ngành và giá thịt lợn đang ở mức rất cao... Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2020 phải có tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 43 tỷ USD... Mục tiêu đến năm 2025 là tốc độ tăng trưởng GDP khu vực nông nghiệp trung bình đạt 3-3,5%. Có thêm 5 nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên, để đưa Việt Nam có 15 nhóm mặt hàng nông sản có giá trị xuất 1 tỷ USD trở lên và tổng giá trị xuất khẩu là 50 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và thứ 10 thế giới. Để đạt mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành nông nghiệp phải nỗ lực hơn nữa, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Đặc biệt, coi chế biến hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu là nhiệm vụ quan trọng. Ngoài ra, cần giữ chất lượng và chữ tín cho các mặt hàng nông sản ở những thị trường khó tính, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Cơ chế chính sách nông nghiệp cần được tháo gỡ về vốn, đất đai, đầu ra cho sản phẩm; hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Tại hội nghị, đánh giá về sự phối hợp giữa hai bộ NN&PTNT và Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, thời gian vừa qua, hai Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT đã nỗ lực mở cửa thị trường đưa nhiều sản phẩm nông sản ra thế giới. Năm 2020 sẽ thực thi thêm nhiều hiệp định thương mại tự do, vì vậy, hai bộ sẽ tiếp tục tăng cường cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân để có định hướng trong sản xuất, đem lại hiệu quả cao... Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, năm 2020, ngành nông nghiệp tiếp tục xác định đối mặt với nhiều khó khăn cố hữu và đang đứng trước những thách thức mới. Vì vậy, ngành tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Ngành cũng tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực cùng với đó là kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường, xuất khẩu, với chuỗi giá trị toàn cầu. Khánh Linh |