【bảng xếp hạng c2 mới nhất】Cắt giảm mạnh kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực khoa học, công nghệ

时间:2025-01-25 10:08:55来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh

kt

Chính phủ yêu cầu các bộ,ắtgiảmmạnhkiểmtrachuyênngànhlĩnhvựckhoahọccôngnghệbảng xếp hạng c2 mới nhất ngành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Ảnh: TL.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ KH&CN) với phóng viên TBTCO.

PV: Theo Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN ngày 08/12/2017 của Bộ KH&CN về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý, Bộ KH&CN phối hợp với các bộ, ngành trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành nhóm 2 như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Hoàng Linh:Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 3482 công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của bộ, trong đó quy định cụ thể 8 nhóm sản phẩm, hàng hoá; mã HS, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng, văn bản quy phạm pháp luật quản lý và biện pháp quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu.

Để ban hành quyết định nói trên, Bộ đã xây dựng dự thảo, gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan. Đặc biệt, Bộ KH&CN đã phối hợp chặt chẽ, làm việc trực tiếp với Bộ Tài chính để thống nhất về mã HS đối với từng sản phẩm, hàng hóa.

Bộ KH&CN cũng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2. Trong đó, xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2... Ngoài ra, phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 của các bộ, ngành. Thẩm định các dự thảo QCVN, công bố hệ thống TCVN liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2; tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.

PV: Xin ông cho biết, cần phải đổi mới cách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu như thế nào khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, vẫn quản lý được rủi ro của chất lượng hàng hóa nhưng vẫn có thể tạo điều kiện thông thoáng cho DN khi triển khai thực hiện các quy định này?

Ông Nguyễn Hoàng Linh:Theo quy định trước đây, về cơ bản 100% hàng hóa phải kiểm tra tiền kiểm. Hàng hóa phải được đánh giá sự phù hợp trước khi cơ quan kiểm tra có kết luận hàng hóa đáp ứng yêu cầu để hoàn thành thủ tục thông quan. Do đó, thời gian thông quan hàng hóa kéo dài từ 13-23 ngày (bao gồm cả thời gian kiểm tra chuyên ngành, thời gian thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp), gây khó khăn, tốn kém chi phí cho DN.

Bộ KH&CN đã có văn bản đôn đốc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực khẩn trương hoàn thành việc rà soát danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 và gửi kết quả về Bộ KH&CN để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2018.

ong Linh

Ông Nguyễn Hoàng Linh

Việc kiểm tra hậu kiểm là việc tạo điều kiện cho DN giảm thời gian thông quan, vì chỉ trong 1 ngày cơ quan kiểm tra chuyên ngành sẽ xác nhận vào đơn đăng ký kiểm tra để DN đủ điều kiện được thông quan. Tuy nhiên, DN vẫn phải thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp để bảo đảm hàng hóa phù hợp QCVN, tiêu chuẩn công bố áp dụng (thông qua hoạt động công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền) và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào đơn đăng ký kiểm tra, bản công bố hợp quy của DN để tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Trường hợp phát hiện vi phạm, DN phải có trách nhiệm thu hồi, xử lý hàng hóa không đáp ứng quy định và sẽ phải thực hiện việc kiểm tra tiền kiểm cho các lần nhập khẩu tiếp theo. Do đó, vẫn quản lý được rủi ro của chất lượng hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng vẫn có thể tạo điều kiện thông thoáng, giảm chi phí cho DN. Như vậy, đòi hỏi cơ quan kiểm tra phải tăng cường công tác hậu kiểm và đánh giá sự tuân thủ pháp luật của DN.

PV: Đến thời điểm này, Bộ KH&CN là một trong ba bộ được đánh giá đạt chỉ tiêu cắt giảm 50% danh mục sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành. Ông có thể đánh giá về sự quyết tâm của Bộ trong thực hiện chỉ tiêu như thế nào để đạt mục tiêu chung?

Ông Nguyễn Hoàng Linh:Triển khai tích cực chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN đã quyết tâm, chỉ đạo quyết liệt, đi đầu trong quá trình triển khai áp dụng cơ chế “chuyển mạnh sang hậu kiểm” và trong công tác kiểm tra chuyên ngành, có thể kể đến một số kết quả như:

Bộ đã “chuyển mạnh sang hậu kiểm” như ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 để chuyển 91% nhóm sản phẩm, hàng hóa (với 93% loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS) do Bộ KH&CN quản lý sang cơ chế hậu kiểm (Thông tư 07). Cụ thể, Bộ đã cắt giảm từ 24 nhóm sản phẩm, hàng hóa (với 299 loại sản phẩm phân theo mã HS) phải kiểm tra trước thông quan xuống còn 02 nhóm sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra (tương ứng với 20 loại sản phẩm phân theo mã HS), đó là xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

Sau khi triển khai áp dụng Thông tư số 07 đã giúp cắt giảm khoảng 96% số lô hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ KH&CN phải kiểm tra trước thông quan; giảm thời gian kiểm tra chất lượng nhập khẩu từ 23 ngày trước đây xuống còn 1 ngày, vượt yêu cầu về thời gian của ASEAN +4 (là 90 giờ).

Bộ cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định bãi bỏ 114 loại sản phẩm, hàng hóa và ban hành Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó mức xử lý vi phạm đã được nâng lên để phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Cùng với đó, trình Chính phủ ban hành Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trong đó đã quy định rõ cơ chế hậu kiểm; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo nguyên tắc rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của DN; áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra hàng nhập khẩu.

Bộ KH&CN chung tay cùng 12 bộ, ngành rà soát danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 và văn bản quy phạm pháp luật về thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định tại Nghị quyết số 75/NQ-CP để rà soát, cắt giảm ít nhất 50% số mặt hàng trong danh mục hàng hóa nhóm 2.

PV: Xin cảm ơn ông!

Đức Việt (thực hiện)

相关内容
推荐内容