BP - Được sinh ra làm người sống trên cõi đời này chẳng ai lại không có cha mẹ,ấthiếuvớichamẹsẽbịphạdu doan bong da hom nay ngay mai ông bà nội, ngoại. Người Việt Nam ta từ ngàn đời nay rất coi trọng tình cảm gia đình. Vì thế, sự tôn kính, quý trọng đối với cha mẹ, ông bà không những là tình cảm tự nhiên mà còn là bổn phận, trách nhiệm của những người làm con, làm cháu. Lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ còn là thước đo phẩm chất đạo đức, sự thành công cũng như hậu vận của mỗi con người. Bởi thế, để hậu thế không ai được quên bổn phận của mình đối với cha mẹ nên người xưa đã sáng tác ra bài ca dao mà người Việt Nam không ai lại không thuộc nằm lòng:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!”.
Có người giải thích rằng, núi “Thái Sơn” trong bài ca dao này là dãy Himalaya hay còn gọi là dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất hành tinh và có 14 đỉnh núi cao nhất thế giới. Nói tóm lại, tác giả dân gian muốn mượn hình tượng núi Thái Sơn là ngọn núi cao, đồ sộ và vững chãi nhất hành tinh để ví với công lao của người cha. Đồng thời mượn hình tượng dòng suối “nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất và quan trọng hơn là mãi mãi chẳng bao giờ cạn để ví với tình cảm của người mẹ dành cho con của mình. Trong thực tế cuộc sống từ ngàn đời nay cho thấy, chỉ có những hình tượng cao lớn, kỳ vĩ và vĩnh hằng ấy của thiên nhiên mới có thể so sánh với công cha và nghĩa mẹ. Cũng xuất phát từ công lao vô bờ bến đó nên người xưa khuyên mỗi người phải biết sống sao cho ra sống, đó là đã là con thì phải biết làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.
Lời của tiền nhân thời xưa truyền lại là vậy, nhưng tiếc rằng trong xã hội thời nay lại có vô số những con người phủ nhận tất cả công lao cha mẹ dành cho mình. Bởi thế cho nên ở đâu đó mỗi buổi chiều chúng ta vẫn còn gặp hình ảnh những ông già, bà lão phải đi xin ăn, bán vé số để mưu sinh vì không được con cái chăm lo. Thậm chí có cả những cụ già lắm con, nhiều cháu và người nào cũng giàu “nứt đố đổ vách”, nhưng họ xem cha mẹ là gánh nặng nên gửi vào viện dưỡng lão. Tệ hơn nữa, đó là những người cha, người mẹ bạc phước, bất hạnh vì bị con, cháu đánh đập, chửi bới, chì chiết và đuổi ra khỏi ngôi nhà của chính mình. Việc làm của những người con, người cháu này không những vi phạm giá trị đạo đức mà còn là hành vi cố tình vi phạm pháp luật.
Vì pháp luật hiện hành đã quy định rất rõ về những hành vi bất hiếu của con, cháu tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy tố. Đối với xử lý hành chính, tại Mục 4 trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định rất cụ thể và chi tiết các hình thức phạt, mức phạt tiền cũng như hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả dành cho từng hành vi vi phạm. Cụ thể, tại Điều 51 quy định về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình sẽ bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình... Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó (Khoản 1, Điều 52)... Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật (Khoản 2, Điều 54)... Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình; Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động; Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống (Khoản 2, Điều 56).
Về xử lý hình sự, theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, việc con cái bất hiếu với cha mẹ có thể bị phạt tù. Cụ thể, tại Điều 185 về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, có quy định như sau: Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm: Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo. Và tại Điều 186 về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, có quy định như sau: Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Mặc dù pháp luật quy định là vậy, chế tài là thế, nhưng để xã hội bớt đi hình ảnh những cụ già phải đi xin ăn, những bà cụ lưng còng phải vào tù thăm con vì phạm tội bất hiếu..., mong rằng các cơ quan chức năng sẽ xử phạt thật nghiêm minh để những người cha, người mẹ ở cái tuổi “gần đất xa trời” có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Và quan trọng hơn là chính những người có diễm phúc đang còn được làm con, làm cháu hãy thức tỉnh để báo hiếu cha mẹ, ông bà trước khi quá muộn.
N.D