当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【nhận định giải ngoại hạng anh】Dự án đầu tư công không được tạm ứng quá 30% giá trị hợp đồng?

Điểm danh những dự án chậm giải ngân vốn đầu tư tại TPHCM
”Soi” tiến độ giải ngân các đại dự án đầu tư công
Kho bạc Nhà nước: Cương quyết với các dự án đầu tư công chậm giải ngân
Dự án đầu tư công không được tạm ứng quá 30% giá trị hợp đồng?
Mức tạm ứng hợp đồng dự án đầu tư công không vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết.

Cần văn bản tầm Nghị định

Về sự cần thiết ban hành Nghị định đối với các quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư công, Bộ Tài chính cho biết, các quy định hiện hành chưa bao quát được phạm vi các nguồn vốn đầu tư công và đang được quy định tại nhiều thông tư khác nhau, gây khó khăn trong quá trình áp dụng.

Ngoài ra, đối với nguồn vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư, việc quản lý, thanh toán còn chưa có cơ sở pháp lý chặt chẽ, thống nhất theo đúng quy định đối với vốn đầu tư công tại Luật Đầu tư công năm 2019. Đối với các nguồn vốn này, quy định hiện hành chỉ khuyến khích vận dụng những nguyên tắc thanh toán như đối với nguồn ngân sách nhà nước.

Các thông tư quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hiện hành có quy định về thủ tục hành chính nên bị giới hạn trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế...

Việc tạm ứng, thanh toán đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng hoặc các công việc thực hiện theo hợp đồng thực hiện dự án không có cấu phần xây dựng sử dụng vốn đầu tư công cần có chế tài để quản lý, thực hiện ở tầm nghị định.

Bộ Tài chính cũng cho biết, hoạt động đầu tư công là lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công, theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công đều được quy định bởi các Nghị định.

Còn duy nhất nội dung về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công là chưa được quy định thống nhất bởi văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức Nghị định của Chính phủ.

Về mục đích ban hành nghị định, Bộ Tài chính nêu rõ nghị định quy định đầy đủ, toàn diện, thống nhất trong quản lý nhà nước về việc thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.

Không quy định mức tạm ứng tối thiểu

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, dự thảo Nghị định quy định chi tiết về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công cho dự án, công trình, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công và áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công trong phạm vi quy định tại Nghị định này.

Riêng đối với vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài bố trí cho dự án đầu tư công, quy trình, thủ tục thực hiện thanh toán, quyết toán thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.

Còn nội dung kiểm soát thanh toán của cơ quan kiểm soát, thanh toán, thủ tục rút vốn và quản lý rút vốn thực hiện theo điều ước quốc tế về ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và quy định của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020).

Về chính sách về quản lý, thanh toán vốn đầu tư công, trong đó, đối với vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính dự thảo quy định về mức tạm ứng hợp đồng không vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết, thấp hơn so với quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP (đang quy định là 50% giá trị hợp đồng).

Điều này là để quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn tạm ứng, giảm tình trạng chiếm dụng vốn ngân sách nhà nước trong suốt quá trình thực hiện dự án, gắn việc tạm ứng vốn phải phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng hàng năm, tăng hiệu quả sử dụng vốn đối với vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước.

Đồng thời, vốn tạm ứng sử dụng ngân sách nhà nước còn phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công hàng năm được cấp có thẩm quyền giao cho dự án nên có thể gây ra vi phạm hợp đồng khi giao kế hoạch hàng năm không đủ mức tạm ứng tối thiểu, do vậy Bộ Tài chính dự kiến không quy định mức tạm ứng tối thiểu đối với vốn ngân sách nhà nước như tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.

Về chính sách quản lý, thanh toán vốn đầu tư công đối với nguồn vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư, dự thảo quy định theo hướng, đối với việc mở tài khoản, cơ quan chủ quản được lựa chọn cơ quan kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng để mở tài khoản và kiểm soát, thanh toán vốn cho dự án đầu tư công sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp nêu trên.

Về trình tự, thủ tục, hồ sơ thanh toán, trường hợp cơ quan chủ quản lựa chọn cơ quan kiểm soát, thanh toán là Kho bạc Nhà nước, trình tự, thủ tục và hồ sơ thanh toán theo quy định như đối với quản lý, thanh toán vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Trường hợp cơ quan chủ quản lựa chọn cơ quan kiểm soát, thanh toán là tổ chức tín dụng, trình tự, thủ tục và hồ sơ thanh toán theo quy định của tổ chức tín dụng được lựa chọn.

Mục tiêu là để tạo sự chủ động cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu hợp pháp để lại cho đầu tư, thực hiện chủ trương về việc phân cấp, phân quyền cho các đơn vị trong việc sử dụng nguồn vốn này.

分享到: