当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【soi kèo bali】Kiểm soát nhãn hàng hóa

【soi kèo bali】Kiểm soát nhãn hàng hóa

2025-01-10 20:47:37 [World Cup] 来源:Empire777

kiem soat nhan hang hoa vuong tu quy dinh

Nhãn phụ của sản phẩm máy ép trái cây BLUSTONE JEB.

Liên quan đến hoạt động XNK thì các quy định về nhãn hàng hóa cũng được quy định khá chi tiết như Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa,ểmsoátnhãnhànghósoi kèo bali Thông tư 09/2007/TT-BKHCN ngày 6/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 89… Trong đó, Nghị định số 89 là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh việc ghi nhãn đối với hàng hóa XK, NK và hàng hóa lưu thông trong nước nhằm bảo đảm cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa cho người tiêu dùng, nhà sản xuất quảng bá cho hàng hóa và thương hiệu của mình, là căn cứ quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và trong lĩnh vực thương mại.

Hàng trung chuyển, hàng lỏng có phải ghi nhãn?

Quy định hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn nhưng lại được quy định tại 2 điều khoản khác nhau. Cụ thể, tại khoản 2, Điều 1 Nghị định 89: “Những hàng hoá sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này: Hàng hoá tạm nhập tái xuất; hàng hoá tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hoá quá cảnh, hàng hoá chuyển khẩu...” Bên cạnh đó, khoản 2, 3, 4 Điều 5 Nghị định 89 quy định một số loại hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn: Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng...

Theo phương pháp loại trừ thì ngoài các hàng hóa này, tất cả các hàng hóa khác đều phải tuân thủ các quy định về nhãn như phải có nhãn hàng hóa, trên nhãn phải có các thông tin bắt buộc... Tuy nhiên, thực tế phát sinh một số trường hợp đó là hàng hóa trung chuyển, hàng hóa là chất lỏng như xăng dầu... thì có phải thực hiện các quy định về nhãn hay không? Thực tế đối với hàng hóa trung chuyển thì vẫn nằm trong các container (không kiểm tra thực tế hàng hóa) hay hàng hóa là xăng dầu thì nằm trong các khoang của tàu sau đó bơm thẳng lên các kho, bồn chứa. Do đó, thực tiễn kiểm tra cho thấy, những hàng hóa này không thể tuân thủ các quy định về nhãn đối với những loại hàng hóa đặc thù này và cũng cần được loại trừ khỏi danh mục hàng bắt buộc phải ghi nhãn.

Cần sửa quy định về nhãn gốc, nhãn phụ

Về nhãn gốc và nhãn phụ, theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Nghị định 89 thì "Nhãn gốc của hàng hoá" là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hoá. Theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Nghị định 89: "Nhãn phụ" là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu. Theo quy định điểm b, c, tiểu mục 1, mục I Thông tư số 07/2009/TT-BKHCN thì nhãn phụ phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không được che khuất nội dung của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc. Trường hợp ghi thêm những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam về ghi nhãn hàng hóa mà nhãn gốc không có thì tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi. Những nội dung ghi thêm trên nhãn phụ không được gây hiểu sai nội dung của nhãn gốc.

Thực tiễn kiểm tra việc tuân thủ quy định về nhãn đối với hàng hóa NK, trong đó một số DN lợi dụng “quy định này” trong việc ghi nhãn hàng hóa vừa để đối phó với cơ quan Hải quan, lừa dối người tiêu dùng, gây khó khăn cho công tác kiểm soát, quản lý nhà nước. Ví dụ, trường hợp DN trên nhãn gốc của hàng hóa không có tiêu chí: Xuất xứ hàng hóa, không có tiêu chí nhà sản xuất. Nhưng DN có nhãn phụ đánh đầy đủ các thông tin hàng hóa theo quy định trong đó có tiêu chí xuất xứ. Tuy nhiên, nhãn phụ này chỉ là một mảnh giấy trắng được dán keo, băng dính vào bao bì thương phẩm của hàng hóa. Vấn đề đặt ra ở đây là “nhãn phụ” có được “bóc” ra hay không trong quá trình vận chuyển vào nội địa hoặc trước khi bán cho khách hàng.

Theo quan điểm của người viết, việc các bên có thỏa thuận mua bán hàng hóa trong hoạt động XNK thì đã phải tìm hiểu quy định về nhãn hàng hóa để tuân thủ, do đó trong quá trình đặt hàng thì các thông tin cơ bản theo quy định về nhãn hàng hóa phải được thể hiện đầy đủ trong nhãn gốc. Nhãn phụ chỉ là ghi các thông tin bổ sung ngoài các thông tin bắt buộc. Do đó, cần có sự sửa đổi, bổ sung đối với khoản 3, Điều 9 Nghị định 89 về nhãn gốc theo hướng “là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hoá và đảm bảo các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa”. Đối với nhãn phụ chỉ là bổ sung các tiêu chí làm rõ hơn về sản phẩm để tránh tình trạng “lách” luật như hiện tại.

Mã vạch có phải là xuất xứ hàng hóa không?

Về xuất xứ hàng hóa và mã vạch, trong thời gian qua phần lớn người dân khi sử dụng hàng hóa đều hiểu thông tin trên mã vạch của sản phẩm thể hiện xuất xứ hàng hóa. Do đó, khi họ sử dụng các loại hàng hóa thường tuyên truyền nhau cách nhận biết xuất xứ hàng hóa dựa trên cơ sở mã vạch. Ví dụ, khi mua táo trong siêu thị có dãy số mà số đầu 93- người ta nghĩ ngay đến là táo của Australia. Tuy nhiên, việc hiểu như vậy là không đúng. Mã vạch không thể hiện được xuất xứ của hàng hóa.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Nghị định 89 thì xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.

Theo cách giải thích từ ngữ tại Điều 3 Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định về việc ban hành “quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch” thì mã vạch được hiểu là dãy chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức. Việc cấp, quản lý sử dụng mã vạch chịu sự điều chỉnh của Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN. Mã vạch của Việt Nam cấp gồm 13 số. Theo đó, 3 số đầu là mã quốc gia, 4 hoặc 5 số tiếp theo là tên DN sử dụng mã vạch, 4 hoặc 5 số tiếp theo là mã mặt hàng, số cuối cùng là số kiểm tra.

Nếu theo định nghĩa về nhãn hàng hóa tại khoản 1, Điều 3 Nghị định 89/2006/NĐ-CP thì thông tin về xuất xứ, thông tin mã vạch thể hiện trên bao bì thương phẩm của hàng hóa đều được hiểu là bộ phận cấu thành nhãn hàng hóa.

Thực tế hoạt động kiểm tra hàng hóa XNK trong giai đoạn qua phát sinh một số trường hợp trên nhãn hàng hóa thông tin về xuất xứ hàng hóa và mã vạch thể hiện khác nhau. Ví dụ: Hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc nhưng có mã vạch Việt Nam (893), hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc nhưng lại có mã vạch của Đức, Mỹ... Do đó, trong hoạt động kiểm tra hàng hóa NK xuất hiện nhiều trường hợp này thì cán bộ hải quan cần chú ý tiến hành kiểm tra các thông tin trên mã vạch tại website: http://gepir.gs1vn.org.vn để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật được thực hiện. Trong một số trường hợp cần kiểm tra thông tin thể hiện trên sản phẩm trực tiếp để đảm bảo tính thống nhất.

Ví dụ, sản phẩm máy ép trái cây BLUSTONE JEB có mã vạch: 8936040460523 (Xem hình minh họa). Kết quả tra cứu trực tuyến tại website: http://gepir.gs1vn.org.vn cho thấy sản phẩm này đã được nhà NK đăng ký mã vạch phù hợp với quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định về việc ban hành “quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch”. Tuy nhiên, trên bao bì thương phẩm và sản phẩm trực tiếp có thông tin: Consulted by Great American Appliances Corporation: Michigan Ave Oakland, CA94605, USA khác với thông tin về nhà sản xuất: Công ty TNHH Điện khí Ninh Bo Bái Thần, địa chỉ: số 5910, đường Trấn Phổ, KCN Hải Phổ, Trấn Hải, Ninh Bo, Trung Quốc dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Thông tin trên có dấu hiệu phản ánh không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa. Khi xử lý vấn đề này thì cán bộ xử lý cũng phải có sự linh động khi áp dụng khoản 3 hoặc khoản 5, Điều 26 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP bởi nó liên quan đến khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 7, Điều 26 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP.

Mặt khác, theo quy định tại điểm c, Điều 11 Nghị định 89 quy định nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa phải có tiêu chí “xuất xứ hàng hóa”. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề xuất xứ hàng hóa đã trở nên rất đa dạng và phức tạp, được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, việc đưa ra khái niệm mang tính chất quy phạm để áp dụng với tất cả các loại hàng hóa XK, NK và lưu thông đối với vấn đề xuất xứ hàng hóa là hết sức khó khăn và không thể đúng trong mọi trường hợp đối với mọi loại hàng hóa được. Đặc biệt, sau khi Việt Nam tham gia và ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại quốc tế như TPP, EVFTA, các hiệp định song phương và đa phương với các đối tác quốc tế... thì mỗi Hiệp định lại có một chương quy tắc xuất xứ riêng, cách xác định xuất xứ hàng hóa riêng theo quy ước để việc XNK hàng hóa trong khu vực đó được hưởng lợi về thuế quan. Hiện nay cũng có Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa. Do đó nên để cho tổ chức, cá nhân sản xuất, NK tự xác định xuất xứ hàng hóa của mình và thể hiện cách ghi theo các cách sau: “sản xuất tại...”, “chế tạo tại...”, “sản xuất bởi hãng...”. Vì vậy, thuật ngữ “xuất xứ hàng hóa” tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP phải được hiểu linh hoạt, không máy móc cứ phải có thuật ngữ xuất xứ hàng hóa thì mới đáp ứng tiêu chí trên.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读