Tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT),ổngkhohànggiảnhãnhiệucaocấpbịbắtquảtangkhilivestreamtrêlịch thi dau bong da sáng ngày 2/11, Cục Nghiệp vụ QLTT phối hợp với Cục QLTT tỉnh Gia Lai và Cảnh sát kinh tế Công an TP. Pleiku đã triệt phá một tổng kho hàng hoá giả mạo nhãn hiệu tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Cụ thể, khi kiểm tra hộ kinh doanh Trương Ngọc Quyên (địa chỉ 121/5 Lê Đại Hành, tổ 3, phường Đống Đa, TP.Pleiku), lực lượng chức năng ghi nhận một lượng hàng hoá lớn được trữ tại đây.
Cơ sở này tiến hành đăng ký thủ tục thành lập hộ kinh doanh lần đầu vào tháng 3 năm 2021 với ngành nghề buôn bán hàng may mặc.
Tại đây, la liệt các sản phẩm, như: nước hoa Gucci, Chanel, Louis Vuitton, Dior, Boss, Sauvage, Lancôme, Kilian….; giày, dép, túi, ví các thương hiệu Louis Vuitton, Chanel, Adidas, Nike; mỹ phẩm các nhãn hiệu Vaseline, Bioderma.
Ngoài ra, còn có các loại thực phẩm chức năng giảm cân cấp tốc trong vòng 7 ngày cùng hàng loạt các mặt hàng là đồ gia dụng, tiêu dùng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo thông tin từ lực lượng chức năng, hộ kinh doanh Trương Ngọc Quyên không có cửa hàng kinh doanh cố định.
Toàn bộ hàng hóa được kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, cụ thể là livestream bán qua Facebook cá nhân dưới tên “Ngọc Quyên Gia Lai”. Tài khoản này có hàng trăm nghìn người theo dõi. Các livestream cũng được phát lại tại các tài khoản khác mang tên “Ngọc Quyên”.
Thời điểm lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, nhân viên của hộ kinh doanh này đang tập trung livestream chốt đơn trên Facebook.
Tại các phiên livestream mà lực lượng quản lý thị trường theo dõi, rất nhiều các sản phẩm như giày Gucci, giày Adidas hay Nike được shop chào bán với giá từ 80.000 đến trên 100.000 đồng/sản phẩm. Các loại đồng hồ, kính mắt các nhãn hiệu Versace, Gucci, LV có giá từ 30.000 đồng đến dưới 200.000 đồng một sản phẩm. Các loại mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, nước giặt có giá từ 20.000 đồng đến dưới 100.000 đồng một sản phẩm.
Theo nhận định ban đầu của lực lượng chức năng, hành vi vi phạm tại hộ kinh doanh Trương Ngọc Quyên có dấu hiệu sử dụng ứng dụng bán hàng không thông báo với cơ quan có thẩm quyền; kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu.
Theo ước tính, số lượng hàng hóa có dấu hiệu vi phạm lên đến hàng chục nghìn sản phẩm.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh chưa xuất trình được các hóa đơn chứng từ hợp pháp đồng thời thừa nhận hàng hóa được nhập chủ yếu trên nền tảng thương mại điện tử từ nhiều địa điểm khác nhau.
Đề xuất phạt cả người mua hàng giả, hàng nháiHàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu bày bán quá nhiều trên các sàn thương mại điện tử như Lazada hay Shopee... Có ý kiến cho rằng, cần phạt cả người dân cố tình mua hàng giả.