【kqbd nu uc】Xung đột thương mại Mỹ
Tỷ giá tăng có đáng lo ngại?độtthươngmạiMỹkqbd nu uc | |
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang tiến đến giai đoạn then chốt | |
Nguy cơ xung đột thương mại Mỹ-Trung biến thành cuộc chiến tổng lực | |
Nguy cơ ASEAN bị Mỹ trừng phạt thương mại |
VND sẽ chịu áp lực giảm giá nếu Trung Quốc chọn giải pháp phá giá nhân dân tệ để trả đũa Mỹ. |
Theo đó, Việt Nam hiện là một phần của chuỗi giá trị Trung Quốc, nghĩa là những hàng hóa Việt Nam xuất sang Trung Quốc để làm nguyên liệu đầu vào, phục vụ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ. Theo Ngân hàng RHB (Malaysia), hiện tại, 2,2% giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.
Con số này đối với các quốc gia khác trong ASEAN bao gồm Philippines Malaysia, Indonesia lần lượt là 16,9%, 11,4% và 11%. Về phương diện này Việt Nam, được xem là ít chịu thiệt hại nhất trong số các quốc gia ASEAN nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu 25% với hàng ngàn mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều là thị trường xuất khẩu chính yếu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu 2018 của Việt Nam vào Mỹ và Trung Quốc lần lượt là 49,2 tỷ USD và 41,2 tỷ USD, chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, khi cuộc chiến tranh thương mại khiến tăng trưởng kinh tế hai quốc gia này suy giảm sẽ khiến nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giảm đáng kể qua đó tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam.
Việt Nam hiện tại nằm trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất với hơn 38 tỷ USD với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là điện thoại di động, dệt may, giày dép… Nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ có nguồn gốc nguyên liệu đầu vào xuất xứ từ Trung Quốc. Nếu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang Mỹ có thể xem xét đánh thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam để gián tiếp trả đũa Trung Quốc qua đó gây thiệt hại cho Việt Nam.
Nếu Trung Quốc chọn giải pháp phá giá nhân dân tệ để trả đũa Mỹ, áp lực giảm giá lên VND sẽ tăng lên đáng kể do hai nguyên nhân chính. Một là NHNN phải chủ động hạ giá VND để tránh làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam đối với các quốc gia mới nổi khác. Hai là dòng vốn đầu tư có thể xuất hiện tình trạng rút lui khỏi các thị trường mới nổi do quan ngại suy thoái tại Trung Quốc do đó gây sức ép lên VND.
Bên cạnh những tác động tiêu cực như trên, các chuyên gia của MBS cũng cho rằng Việt Nam có cơ hội thay thế một phần Trung Quốc trong các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ nhờ vào hai yếu tố.
Thứ nhất, Việt Nam có vị trí địa lý gần Trung Quốc, cơ cấu dân số trẻ hơn Trung Quốc và giá nhân công rẻ hơn. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao khi đang tham gia vào 15 FTAs khiến Việt Nam trở thành điểm đến tốt cho các công ty sản xuất hàng xuất khẩu.
Do đó, Việt Nam có khả năng sẽ thu hút nhiều nhà sản xuất chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang để né tránh thuế quan của Mỹ. Nếu tận dụng tốt thời cơ, Việt Nam có thể trở thành một công xưởng mới của thế giới mặc dù về mặt quy mô khó có thể đạt đến mức độ như Trung Quốc.
Thứ hai, các sản phẩm Trung Quốc đang xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu, như: máy tính, điện thoại, đồ may mặc, giày dép, đồ thể thao… khá tương đồng với các sản phẩm xuất khẩu sẵn có của Việt nam. Cuộc xung đột thương mại Mỹ- Trung Quốc sẽ khiến các nhà nhập khẩu Mỹ buộc phải tìm thị trường nhập khẩu thay thế và Việt Nam sẽ là một lựa chọn hợp lý.
Theo đánh giá của Economist, Việt Nam sẽ là một trong các quốc gia được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc với một số mặt hàng xuất khẩu.
Báo cáo của MBS đưa ra nhận định rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều không có động lực đủ mạnh để thúc đẩy một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện nổ ra song cả hai bên sẽ không vội nhượng bộ trước khi tác động tiêu cực lên nền kinh tế trở nên rõ ràng hơn. Do đó khả năng xảy ra chiến tranh thương mại toàn diện là không có song cục diện đấu tranh dai dẳng giữa hai bên sẽ khó có thể kỳ vọng kết thúc trong năm 2019. |