当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【lyon vs toulouse】Xã hội hóa cảng biển, hàng không: Nâng chất lượng dịch vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế

Chủ trương xã hội hóa cảng biển và hàng không sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế- xã hội

Chủ trương xã hội hóa cảng biển và cảng hàng không sẽ tác động đến phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội như thế nào,ãhộihóacảngbiểnhàngkhôngNângchấtlượngdịchvụthúcđẩypháttriểnkinhtếlyon vs toulouse thưa ông?

Hiện Việt Nam đang có chủ trương xã hội hóa, huy động vốn đầu tư của khu vực tư nhân vào phát triển, khai thác hạ tầng sân bay, bến cảng. Mục tiêu cuối cùng của chủ trương này là nâng cao phúc lợi xã hội của người dân, sử dụng nguồn vốn huy động được để xây dựng hạ tầng khác, đồng thời thiết lập một thị trường cạnh tranh về cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng, qua đó thúc đẩy các ngành nghề kinh tế cùng phát triển.

Theo ông, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần phải làm gì để tránh tình trạng độc quyền sau khi tiến hành xã hội hóa?

Đây là điều chúng ta cần quan tâm nhất trong việc xã hội hóa hoặc tư nhân hóa dịch vụ hạ tầng. Vì dịch vụ hạ tầng bản chất của nó là các dịch vụ độc quyền hoặc mang tính độc quyền, nên vấn đề thiết kế thị trường, thiết kế thể chế cho thị trường vận hành rất quan trọng. Theo đó, việc đầu tiên là cần phải có một thể chế quy định về sự an toàn, quy định về mặt kinh tế để cho thị trường vận hành. Ví dụ như chủ sở hữu sân bay thì không được là các hãng hàng không, hoặc cùng một chủ sở hữu không được sở hữu nhiều sân bay, đặc biệt là những sân bay quan trọng, sân bay lớn. Để đảm bảo thị trường cạnh tranh về chiều ngang cũng như cạnh tranh về chiều dọc, đấy là những điểm mà cần chú ý trong việc thiết kế thị trường.

Còn về giá cả thì Nhà nước không nên can thiệp nhiều quá mà chỉ nên thiết lập một khuôn khổ để cho các hãng hàng không và sân bay có thể thỏa thuận được về mặt giá cả. Không nên có một định giá cứng nhắc, để đảm bảo thị trường có thể vận hành được về mặt giá cả để cân đối cung- cầu của dịch vụ.

Về mặt kiểm tra, kiểm soát, cơ quan Nhà nước hoạch định chính sách và cơ quan vận hành chính sách nên tách rời. Không nên để một cơ quan vừa hoạch định chính sách, đồng thời lại vừa vận hành, tránh tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi.

Theo TS Nguyễn Đình Cung- Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương: Khó khăn lớn nhất khi tiến hành xã hội hóa cảng biển, hàng không là thiếu một thể chế cần thiết.

Theo ông đâu là khó khăn nhất khi chúng ta tiến hành xã hội hóa cảng biển, hàng không?

Điểm khó nhất, theo tôi, đây là một chủ trương rất mới, nhiều ý kiến trái chiều, trong khi chúng ta chưa có thể chế cần thiết cho vấn đề này. Các cơ quan quản lý và khai thác đều chưa quen với mô hình mới này, dẫn đến lúng túng. Các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược có thể e ngại vì họ sợ chính sách thay đổi... Bên cạnh đó, Việt Nam khác với các nước trên thế giới, các sân bay đều lưỡng dụng, tức là vừa là dân sự vừa là quân sự nên vấn đề quốc phòng, an ninh quốc gia sẽ xử lý như thế nào, đây cũng là vấn đề rất khác và rất khó.

Xin cảm ơn ông!

分享到: