【nhận định bóng wap】Nghị định hướng dẫn luật cần chi tiết về “địa bàn hoạt động hải quan”

 人参与 | 时间:2025-01-10 10:13:03

nghi dinh huong dan luat can chi tiet ve dia ban hoat dong hai quan

Khu vực quanh cửa khẩu quốc tế Móng Cái là một trong những địa bàn tiềm ẩn nhiều hoạt động buôn lậu. Ảnh: T.TRANG

Cần quy định rõ hơn về địa bàn hoạt động hải quan

Về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan,ịđịnhhướngdẫnluậtcầnchitiếtvềđịabànhoạtđộnghảnhận định bóng wap theo Cục Hải quan Quảng Trị, bên cạnh những phạm vi đã quy định, dự thảo Nghị định cần căn cứ vào Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (Hiệp định GMS, CBTA) Việt Nam và Lào đã ký biên bản ghi nhớ giữa hai nước về việc thúc đẩy mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng”. Theo đó, công chức Hải quan cửa khẩu Lao Bảo sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình tại địa điểm kiểm tra hải quan chung đặt tại nước NK đối với hầu hết hàng hóa XNK, người và phương tiện xuất cảnh.

Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho Hải quan cửa khẩu Lao Bảo- Quảng Trị hoạt động đúng thẩm quyền, cần bổ sung địa bàn hoạt động này vào dự thảo Nghị định với nội dung: “Các địa bàn hoạt động hải quan khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập”.

Góp ý cho nội dung này, Cục Hải quan Bình Dương cho rằng, dự thảo Nghị định cần thêm quy định về “tuyến đường vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan”, vì thực tế phát sinh có trường hợp lợi dụng hàng chyển cửa khẩu để buôn lậu, trao đổi hàng hóa XK (đối với hàng tái xuất nguyên phụ liệu gia công may mặc) hoặc không đưa hàng tái xuất qua cửa khẩu mà đem tiêu thụ nội địa.

Tại Điều 10 của dự thảo Nghị định quy định về phạm vi cụ thể các địa bàn hoạt động hải quan, Hải quan Bình Dương đề xuất thêm một phạm vi nữa là “tuyến đường vận chuyển hàng hóa còn nằm trong sự giám sát hải quan”. Vì thực tế, đối với hàng chuyển cửa khẩu có biên bản bàn giao được ghi nhận thời gian, tuyến đường vận chuyển để xác định hàng hóa có đến cửa khẩu nhưng có trường hợp phương tiện vận tải không di chuyển đúng tuyến đường hoặc dừng đậu lợi dụng để buôn lậu, gian lận, tráo đổi hàng hóa.

Theo Hải quan Thừa Thiên - Huế, cần bổ sung “địa điểm thông quan ngoài cửa khẩu” vào quy định địa bàn hoạt động hải quan. Bên cạnh đó, đơn vị này cho rằng, quy định địa bàn hoạt động hải quan tại vùng nội thủy còn mang tính chung chung, vì vậy, dự thảo cần quy định cụ thể hơn phạm vi địa bàn hoạt động hải quan trong vùng nội thủy.

Từ thực tế hoạt động của đơn vị, Hải quan Đồng Nai đề nghị bổ sung thêm quy định “địa điểm thu gom hàng lẻ (kho CFS)” và địa điểm “Bãi ngoại quan” vào địa bàn hoạt động hải quan. Bởi theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC thì ngoài “Kho ngoại quan” còn có “Bãi ngoại quan” cũng cần sự kiểm tra, giám sát hải quan nên cần phải được đưa vào địa bàn hoạt động hải quan.

Đề nghị làm rõ khu vực lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, Hải quan Hà Nội thắc mắc, trường hợp hàng hóa được chuyển về kho của DN khi được cơ quan bảo lãnh chờ thông quan, đang chịu sự giám sát hải quan thì kho của DN có được coi là địa bàn hoạt động hải quan? Đơn vị này cũng đề nghị, bổ sung địa bàn hoạt động hải quan là địa điểm kiểm tra tại nơi sản xuất hoặc chân công trình đã được Cục Hải quan tỉnh, thành phố công nhận và địa bàn hải quan là tuyến đường vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát của hải quan.

Một số hải quan địa phương cũng đề nghị quy định về địa bàn hoạt động hải quan cần nêu rõ các khái niệm cụ thể như: “trụ sở DN: sửa thành “trụ sở người khai hải quan”, bổ sung khái niệm “lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải” sau khái niệm “vùng nội thủy” vì đây cũng là địa bàn hoạt động hải quan. Cần bổ sung thêm khu vực làm thủ tục hải quan đối với hàng chuyển phát nhanh đường hàng không, đường bộ vào phạm vi hoạt động hải quan.

Có nên quy định biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan?

Hải quan Bình Dương cho rằng, cần thêm 1 chương về biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan vào dự thảo là cần thiết để nhằm nâng cao cơ sở pháp lý cho lực lượng kiểm soát hải quan khi thực thi nhiệm vụ. Mặt khác, Quyết định của Thủ tướng và các quy định của Bộ Tài chính về hoạt động của lực lượng kiểm soát hải quan cũng cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật Hải quan đã được Quốc hội thông qua, nhằm tạo điều kiện cho công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt hiệu quả.

Hải quan Bắc Ninh cũng cho rằng, dự thảo nên bổ sung thêm biện pháp nghiệp vụ “tuần tra kiểm soát” vào sau biện pháp “vận động quần chúng”. Đồng thời, nên bổ sung quy định “Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết nội dung, thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan”.

Tuy nhiên, trái với ý kiến trên, Hải quan Quảng Bình và Hải quan Thừa Thiên - Huế cho rằng, không nên đưa chương về biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan vào dự thảo Nghị định bởi đây là biện pháp nghiệp vụ hải quan. Hơn thế nữa, nội dung này đã được quy định cụ thể tại Quyết định 65/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, và hiện nay Quyết định này cũng đang được lấy ý kiến tham gia sửa đổi. Vì vậy, để tránh trùng lặp một vấn đề được hai văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh thì không nên đưa nội dung này vào dự thảo.

顶: 91187踩: 1