Tuần qua thị trường cũng xuất hiện mức thanh khoản trung bình ở ngưỡng kỷ lục,ứngkhoántuầnThấygìquamứcthanhkhoảnkỷlụlịch thi đấu bóng đá ả rập xê út khi giá trị khớp lệnh hai sàn đạt gần 7.500 tỷ đồng/phiên, trong khi tuần đạt đỉnh đầu tháng 6 khoảng 7.994 tỷ đồng/phiên. Mặc dù kỷ lục 10.000 tỷ đồng hôm 11/6 vẫn chưa bị phá, nhưng ngưỡng giao dịch bình quân chỉ chênh lệch hơn 6% không phải là một khác biệt quá rõ.
Điểm khác biệt mang tính tích cực của phiên thanh khoản khổng lồ cuối tuần qua so với ngày 11/6 là, phiên cuối tuần qua không thật sự là một ngày giao dịch thất bại. Nếu như ngày 11/6, thanh khoản khớp lệnh đạt 10.029 tỷ đồng và chỉ số VN-Index giảm 3,6%, đồng thời đóng cửa tại đáy thấp nhất ngày, thì phiên ngày 2/10, giá trị khớp lệnh đạt 9.405 tỷ đồng, VN-Index chỉ giảm 0,46% và đóng cửa và phục hồi 1,36% so với đáy thấp nhất ngày.
Nói đơn giản, với mức dao động bất lợi trong ngày 11/6, thanh khoản khổng lồ nói trên thể hiện sức ép kinh hoàng từ phía nhà đầu tư bán ra đã quét sạch nỗ lực từ phía mua, nên VN-Index càng về cuối phiên càng giảm nhiều. Ngược lại, ngày 2/10 thể hiện sức ép từ phía bán đã bị chặn lại, vô hiệu hóa một phần, dẫn đến nhịp phục hồi cuối phiên. Vì vậy, ngay cả khi thanh khoản tương đương nhau thì diễn biến thị trường cũng có thể khác nhau.
Một điểm khác biệt nữa có thể rất ít nhà đầu tư nhìn thấy, là giữa hai thời điểm, hành xử của hai nhóm nhà đầu tư lại khác nhau đáng kể, dẫn tới sự khác biệt trong thanh khoản. Tại phiên ngày 11/6/2020, nhà đầu tư nước ngoài mua vào thông qua khớp lệnh khoảng 827 tỷ đồng, trong tổng giá tri khớp 10.029 tỷ đồng. Tại phiên ngày 2/10/2020, nhà đầu tư nước ngoài chỉ mua vào 262 tỷ đồng trong tổng giá trị khớp 9.405 tỷ đồng.
Có thể thấy nếu so sánh về tổng giá trị khớp lệnh thì cuối tuần qua thấp hơn, nhưng phần thấp hơn đó là do nhà đầu tư nước ngoài giảm mua. Khi tính riêng giá trị giao dịch của nhà đầu tư trong nước thì khác biệt hầu như không đáng kể (9.202 tỷ đồng/9.143 tỷ đồng). Nói cách khác, nhà đầu tư trong nước đang chiếm ưu thế ngày càng tăng trong thanh khoản chung.
Khi nhìn dài hơn, hiện tượng suy giảm sức mua từ phía nhà đầu tư nước ngoài đang được bù đắp bằng sự gia tăng của dòng vốn từ nhà đầu tư trong nước. Cụ thể, tuần qua trung bình khối ngoại chỉ mua vào qua khớp lệnh chiếm tỷ trọng 3,5% giá trị phiên, mức thị phần thấp nhất kể từ đầu năm 2020. Tuần thị trường tạo đỉnh đầu tháng 6 vừa qua, thị phần mua của khối ngoại trung bình khoảng 7,5%/phiên.
Thanh khoản thị trường hàng ngày (qua giao dịch khớp lệnh) là một con số tổng hợp của các khối nhà đầu tư nói chung. Nếu nhà đầu tư nước ngoài giảm mua thì để giữ vững thanh khoản hoặc làm gia tăng thanh khoản, nhà đầu tư trong nước phải giao dịch nhiều hơn. Logic này hoàn toàn phù hợp với thực tế rằng các tài khoản mới mở của nhà đầu tư trong nước ngày càng nhiều, trong khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tục ngày càng lớn.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 2/10 | Giá đóng cửa ngày 25/9 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 2/10 | Giá đóng cửa ngày 25/9 | Mức tăng (%) |
DAT | 28.5 | 40.8 | -30.15 | ASM | 9.98 | 8.17 | 22.15 |
HRC | 37 | 49.3 | -24.95 | DIG | 17.25 | 14.55 | 18.56 |
TLD | 13.4 | 17.5 | -23.43 | TNC | 33 | 28.8 | 14.58 |
THI | 28 | 33.35 | -16.04 | ATG | 0.72 | 0.63 | 14.29 |
TCO | 9.09 | 10.45 | -13.01 | DCM | 11.7 | 10.25 | 14.15 |
GTA | 11.1 | 12.4 | -10.48 | PIT | 5.15 | 4.52 | 13.94 |
LCM | 0.69 | 0.76 | -9.21 | HAR | 4.1 | 3.6 | 13.89 |
TGG | 1.1 | 1.2 | -8.33 | DPG | 29.2 | 25.75 | 13.4 |
TTE | 11 | 12 | -8.33 | FLC | 3.61 | 3.2 | 12.81 |
TS4 | 3.75 | 4.08 | -8.09 | EVE | 11.4 | 10.15 | 12.32 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 2/10 | Giá đóng cửa ngày 25/9 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 2/10 | Giá đóng cửa ngày 25/9 | Mức tăng (%) |
SPP | 0.4 | 0.5 | -20 | LM7 | 4.7 | 3.3 | 42.42 |
PGT | 3.6 | 4.4 | -18.18 | PPE | 6.8 | 4.9 | 38.78 |
TFC | 5.1 | 6.2 | -17.74 | CMC | 5.5 | 4.2 | 30.95 |
CTC | 3.9 | 4.7 | -17.02 | SDG | 27.5 | 21.1 | 30.33 |
DST | 3.5 | 4.1 | -14.63 | LCS | 2.6 | 2 | 30 |
LUT | 1.8 | 2.1 | -14.29 | HKB | 0.9 | 0.7 | 28.57 |
TMX | 12 | 14 | -14.29 | ACM | 0.9 | 0.7 | 28.57 |
NHP | 0.6 | 0.7 | -14.29 | NGC | 2 | 1.6 | 25 |
QST | 12 | 13.8 | -13.04 | LO5 | 2 | 1.6 | 25 |
CKV | 10.2 | 11.7 | -12.82 | TMC | 15 | 12 | 25 |
Trong tháng 9/2020, tổng giá trị giao dịch với cổ phiếu sàn HSX (thỏa thuận và khớp lệnh) là +1.275,1 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu chỉ tính khớp lệnh, giá trị lại là -4.445,2 tỷ đồng. Rõ ràng là với bức tranh hoàn toàn trái ngược này, việc duy trì được thanh khoản (khớp lệnh) ở mức cao thì vai trò của nhà đầu tư trong nước cực kỳ nổi bật. Do đó khi so sánh về kỷ lục thanh khoản giữa hai thời điểm, không chỉ đơn giản là so sánh các con số bề nổi.
Với số liệu tách bạch giao dịch thì cuối tuần qua dòng vốn của khối nhà đầu tư trong nước đã đạt đỉnh tương đương với quá khứ (9.202 tỷ đồng ngày 11/6 và 9.143 tỷ đồng ngày 2/10). Câu hỏi lúc này là liệu dòng vốn của nhà đầu tư trong nước sẽ tiếp tục mạnh thêm nữa hay không vì đó sẽ là động lực chính đưa thị trường lên cao hơn. Xu hướng thị trường thực chất là kết quả của cuộc chiến “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Trong quá khứ khi xuất hiện đỉnh thanh khoản thì thị trường cũng thường đạt đỉnh rồi suy giảm. Cách duy nhất lúc này là chờ đợi, xem sức mua của nhà đầu tư trong nước đã thật sự đạt đỉnh hay chưa.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
21.9.2020 | 7,046.6 | 525.3 | 494.0 |
22.9.2020 | 7,010.2 | 473.6 | 439.1 |
23.9.2020 | 6,130.3 | 351.1 | 307.3 |
24.9.2020 | 6,175.8 | 329.5 | 503.6 |
25.9.2020 | 6,058.4 | 275.0 | 428.4 |
28.9.2020 | 6,947.4 | 252.1 | 658.4 |
29.9.2020 | 8,490.9 | 293.8 | 935.9 |
30.9.2020 | 6,048.9 | 193.2 | 461.9 |
1.10.2020 | 6,567.5 | 208.9 | 440.9 |
2.10.2020 | 9,404.8 | 262.0 | 562.3 |
Trọng Nghĩa