【u23 việt nam u23 malaysia】Doanh nghiệp Bangladesh quan tâm đến nhiều ngành dịch vụ của Việt Nam
Doanh nghiệp hai nước trao đổi, giao thương tại hội nghị |
Ngày 7/8/2024, tại Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Bangladesh do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp với Vụ Thị trường châu Á - châu Phi – Bộ Công Thương tổ chức, doanh nghiệp hai nước được trao đổi, khai thác tiềm năng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.
Ông Md. Ashraf Ahmed, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Dhaka (DCCI) Bangladesh chia sẻ, DCCI với hơn 5000 thành viên đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lợi ích kinh tế của Bangladesh trên phạm vi toàn cầu và hỗ trợ các thành viên DCCI cải thiện cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế về hợp tác xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư.
Đoàn doanh nghiệp của DCCI đến từ Bangladesh lần này bao gồm nhiều nhà xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất và doanh nhân, bao gồm các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đa dạng, tập trung vào chế biến nông sản và thực phẩm, y tế, vật liệu xây dựng, điện tử, hàng may mặc, công nghệ thông tin và dịch vụ hỗ trợ, Polymer và hóa chất, dược phẩm, các mặt hàng tiêu dùng nhanh, hậu cần…
Theo ông Md. Ashraf Ahmed, Bangladesh và Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong những thập kỷ gần đây. Cả hai quốc gia đều được đưa vào danh sách “11 quốc gia tiếp theo” của Goldman Sachs - có tiềm năng cao để trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21.
Nhận định về tiềm năng thương mại của Bangladesh, ông Trần Phú Lữ, Giám đốc ITPC cho biết, Bangladesh hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Nam Á, chiếm 9,3% tổng xuất khẩu của Việt Nam đến Nam Á và chiếm 2% tổng nhập khẩu của Việt Nam từ Nam Á trong năm 2023.
Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, thương mại giữa hai quốc gia đã tăng gấp bốn lần trong vòng một thập kỷ, từ khoảng 350 triệu USD năm 2012 lên gần 1,059 tỷ USD vào năm 2023. Trong sáu tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Băng-la-đét đạt 562 triệu USD, với xuất khẩu từ Việt Nam sang Bangladesh ước đạt 505 triệu USD.
Trong đó các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn bao gồm clinker và xi măng (110 triệu USD), xơ, sợi dệt các loại (83,8 triệu USD), hàng dệt, may (90 triệu USD), chất dẻo nguyên liệu (28 triệu USD), nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (37 triệu USD).... Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Bangladesh nhiều nhất là dược phẩm (10,2 triệu USD), phế liệu sắt thép (5,2 triệu USD)...
Chia sẻ với các doanh nghiệp, lãnh đạo ITPC cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, đóng góp khoảng 22% trong tổng GDP và 28% ngân sách cả nước, có nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Bangladesh.
Ông Nasir Uddin, Tham tán kiêm Chánh Văn Phòng, Đại sứ quán Bangladesh tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam là đối tác thương mại rất quan trọng của Bangladesh. Việt Nam có thể coi Bangladesh là một trong những điểm đến đầu tư ưu tiên vì chúng tôi có lực lượng lao động với mức lương cạnh tranh, đổi mới công nghệ và môi trường đầu tư thuận lợi. Lợi nhuận từ FDI từ Bangladesh là một trong những mức cao nhất ở châu Á.
“Bangladesh có 100 đặc khu kinh tế dành cho nhà đầu tư và chúng tôi đã dành đặc quyền kinh tế cho nhà đầu tư Việt Nam” – ông Nasir Uddin nhấn mạnh.
Bangladesh luôn là đối tác quan trọng về thương mại của Việt Nam và hai bên còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Cho đến nay, Việt Nam và Bangladesh đã có nhiều hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, dệt may, thương mại sản phẩm Halal, dịch vụ phần mềm, hợp tác lĩnh vực ngân hàng và du lịch… Cả hai đều có nhu cầu tìm kiếm đối tác và thị trường mới, đây là thời điểm rất tốt để thúc đẩy hợp tác theo hướng hiệu quả hơn.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- ·Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
- ·Xuất bản sách về chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa
- ·Ngày càng nhiều người trẻ đãng trí
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Dùng hóa chất tái chế bún
- ·Hướng về y tế cơ sở còn lắm gian nan
- ·Nhiều điểm ô nhiễm ở Đồng Nai đã được khắc phục
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Giáo viên Bình Phước đươc học... bơi
- ·Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- ·“Đột kích” khu tập kết gas giả lớn nhất Bình Dương
- ·Gió lốc tại Lào Cai gây nhiều thiệt hại
- ·98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·73 toa tàu chở dầu trật bánh gây hỏa hoạn dữ dội
- ·Bình Phước: Tốc độ phát triển người tham gia BHXH, BHYT đứng thứ 2 cả nước
- ·Tông vào đuôi xe khách, xe biển đỏ nát đầu
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Phá nát vịnh Nha Trang