您的当前位置:首页 > World Cup > 【giai ngoai hang anh hom nay】OCOP Khẳng định thương hiệu đặc trưng 正文

【giai ngoai hang anh hom nay】OCOP Khẳng định thương hiệu đặc trưng

时间:2025-01-25 19:32:52 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

(CMO) Huyện Năm Căn được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật thơm ngon, bổ dưỡng, mang đậm hương vị đ giai ngoai hang anh hom nay

Báo Cà Mau(CMO) Huyện Năm Căn được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật thơm ngon, bổ dưỡng, mang đậm hương vị đặc trưng vùng ngập mặn, nhiều sản phẩm ít nơi nào có được như tôm sinh thái, cua biển, sò huyết... Đây là những đối tượng được các xã, thị trấn chọn tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Để triển khai và thực hiện thành công Chương trình OCOP, năm 2018, UBND huyện Năm Căn ban hành Kế hoạch truyền thông, tuyên truyền Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn huyện. Qua đó, thông tin sâu rộng, đầy đủ và kịp thời về tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ; các chính sách hỗ trợ; các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện có liên quan đến Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân trên địa bàn huyện để cùng tham gia, thực hiện đạt kết quả theo yêu cầu đặt ra. Đồng thời, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh hưởng ứng, đăng ký tham gia thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn huyện.

Bánh phồng tôm - sản phẩm đặc trưng của xã Hàng Vịnh đăng ký tham gia Chương trình OCOP huyện Năm Căn.

Theo tổng hợp của Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, địa bàn huyện có trên 20 sản phẩm, với 13 chủ thể là doanh nhiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất ở các xã, thị trấn đăng ký danh mục sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Theo kế hoạch năm 2020, huyện Năm Căn dự kiến có 10 chủ thể, với 13 sản phẩm có thể tham gia đánh giá, phân hạng OCOP. Tuy nhiên, đây là chương trình mới được triển khai nên phần lớn các chủ thể (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh) trên địa bàn chưa xác định được tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm OCOP nên chưa tích cực tham gia. Bên cạnh đó, với yêu cầu thành phần hồ sơ khá phức tạp nên UBND huyện giao cơ quan chuyên môn tích cực hỗ trợ, hướng dẫn chủ thể về thủ tục, hồ sơ. Ngoài ra, các chủ thể này còn được hỗ trợ các chính sách khác như thiết kế bao bì, nhãn mác, mẫu mã sản phẩm, máy móc trang thiết bị, gợi ý phát triển ý tưởng sản phẩm mới…

Qua rà soát, Hội đồng xét đánh giá sản phẩm OCOP huyện Năm Căn đã chọn 4 sản phẩm tiềm năng để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020. Trong đó, nổi trội nhất vẫn là các sản phẩm thuộc phân nhóm chế biến từ thuỷ sản, hải sản; nhóm thực phẩm và ngành chế biến theo Quyết định số 1048 ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Cụ thể như các sản phẩm: bánh phồng tôm của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Vĩnh Hoà Phát (xã Hàng Vịnh); cua biển của Hợp tác xã Tân Hiệp Phát (xã Lâm Hải), tôm khô sinh thái và thịt cua sinh thái của Hợp tác xã Tài Thịnh Phát FRAM (xã Tam Giang). Theo kết quả kiểm tra hồ sơ sản phẩm của Hội đồng xét đánh giá sản phẩm OCOP huyện Năm Căn, các sản phẩm trên dự kiến đạt hạng 3 sao (số điểm từ 50-69 điểm), hiện đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP của tỉnh. Đồng thời, hội đồng nhận định đây là những sản phẩm tiềm năng, tuy nhiên, cần khắc phục một số nội dung và bổ sung hồ sơ để đạt được số điểm cao hơn, như đưa câu chuyện sản phẩm lên website, in vào tờ rơi, bao bì và liên kết với hộ nghèo…

“Qua kết quả đánh giá này, đơn vị đã phân công công chức phụ trách phối hợp với UBND các xã, liên hệ với chủ thể khẩn trương hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ, kịp thời hoàn tất các phần việc để trình Hội đồng đánh giá thẩm định của huyện”, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Năm Căn Nguyễn Đức Trung cho biết thêm.

Hiện nay, huyện Năm Căn tăng cường quảng bá, giới thiệu về thương hiệu, các sản phẩm thế mạnh của huyện, xã đến các địa phương khác trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là phát triển các ngành hàng chủ lực được lựa chọn đưa vào kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện; củng cố và phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương dần bị bỏ quên do không có điều kiện phát triển. Qua đó, tạo thêm động lực để phát triển kinh tế khu vực nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả các Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trong thời gian tới./.

Văn Tưởng