当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bd tl tt】"Gộp" định mức chi phí để cải cách thủ tục quản lý hàng dự trữ

quotgopquot dinh muc chi phi de cai cach thu tuc quan ly hang du tru

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

2 Thông tư này nhằm sửa đổi,ộpampquotđịnhmứcchiphíđểcảicáchthủtụcquảnlýhàngdựtrữbd tl tt tập trung tất cả các quy định về định mức chi phí nhập, xuất hàng DTQG trong 5 Thông tư hiện hành, bảo đảm đầy đủ các nội dung định mức theo quy định, dễ hiểu và dễ áp dụng.

Tại Thông tư số 160, Bộ Tài chính quy định cụ thể định mức chi phí nhập, xuất hàng DTQG.

Trong đó, phí nhập, xuất xuồng cao nhất là 9.237.322 đồng/bộ; Phí nhập, xuất nhà bạt cứu sinh cao nhất 295.048 đồng/bộ; Phí nhập, xuất phao tròn cứu sinh cao nhất 14.665 đồng/chiếc; Phí nhập, xuất bè cứu sinh nhẹ (phao bè) 47.453 đồng/chiếc; Phí nhập, xuất máy bơm nước chữa cháy 1.145.529 đồng/chiếc.

Ngoài ra, Thông tư cũng định mức phí nhập muối ăn là 232.151 đồng/tấn; Phí xuất muối ăn 248.607 đồng/tấn; Phí nhập kho gạo 387.893 đồng/tấn; Phí xuất kho gạo 334.509 đồng/tấn; Phí nhập kho thóc đổ rời 432.775 đồng/tấn; Phí nhập kho thóc đóng bao 522.651 đồng/tấn,...

Với Thông tư số 161, Bộ Tài chính lại đưa ra định mức chi phí bảo quản và định mức hao hụt hàng DTQG do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.

Trong đó, chi phí bảo quản thường xuyên đối với thóc bảo quản đổ rời trong điều kiện áp suất thấp là 163.127 đồng/tấn.năm; Thóc bảo quản đóng bao trong điều kiện áp suất thấp (áp dụng cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực: Thành phố HCM, Cửu Long, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ) 120.295 đồng/tấn.năm; bảo quản kín gạo 115.690 đồng/tấn.năm; Kim loại 52.982 đồng/tấn.năm;...

Điểm mới ở các Thông tư này là bổ sung định mức đối với một số mặt hàng mới đưa vào DTQG để bảo quản nhưng chưa có định mức (muối ăn, nhà bạt nhẹ) và sửa đổi đối với một số mặt hàng đã chuyển đổi hoàn toàn công nghệ áp dụng; Đơn giá vật tư, nhân công đã lạc hậu; Chưa đảm bảo các nguyên tắc cơ bản về xây dựng, ban hành định mức hàng DTQG theo quy định phục vụ công tác quản lý.

Các định mức mới sẽ được áp dụng từ 1-12-2015.

Cho biết thêm về 2 Thông tư nói trên, theo Tổng cục Dự trữ quốc gia, trong những năm qua, Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tư số 185/2011/TT-BTC quy định định mức chi phí bảo quản lương thực, vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia, Thông tư số 186/2011/TT-BTC quy định định mức phí nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia và Thông tư số 187/2011/TT-BTC quy định định mức phí nhập, xuất vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia.

Các văn bản này đã trở thành cơ sở, hành lang pháp lý để quản lý chặt chẽ và hiệu quả hàng DTQG.

Sự ra đời của Thông tư số 160 và 161 góp phần giải quyết một số vấn đề bất cập do thực tiễn quản lý đặt ra như: Giải quyết hệ thống định mức phù hợp với sự chuyển đổi công nghệ bảo quản của thóc DTQG; Bổ sung kịp thời các định mức đối với các mặt hàng mới đưa vào dự trữ hoặc còn chưa xây dựng được định mức; Loại bỏ định mức đối với mặt hàng không còn nằm trong danh mục hàng DTQG; Điều chỉnh định mức phù hợp với sự biến động của yếu tố giả cả trong cơ cấu định mức.

Việc sửa đổi, bổ sung hai thông tư trên đã góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính thông qua việc triển khai xây dựng các thông tư quản lý định mức theo quy trình nghiệp vụ chuyên môn. Đây là một điểm nhấn trong cải cách thủ tục hành chính của Tổng cục Dự trữ Nhà nước năm 2015.

分享到: