Trao đổi với VietNamNet,óalêntiếngvềviệcxintăngthêmphógiámđốcSởkết quả bóng đá hôm nay giao hữuông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, tỉnh vừa có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, báo cáo Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù xin tăng thêm 10 phó giám đốc sở.
Lý giải về việc trên, ông Tuấn cho biết, Thanh Hóa là tỉnh có quy mô, diện tích và dân số lớn, nhưng số lượng phó giám đốc các sở theo quy định của Chính phủ cũng bằng với một tỉnh có quy mô dân số, diện tích nhỏ. Như vậy, việc này chưa phù hợp với tình hình thực tế.
Mục tiêu đến năm 2030, Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiêp năng lượng, chế biến, chế tạo. Tỉnh sẽ là cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.
Tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là tỉnh phát triển toàn diện, kiểu mẫu của cả nước.
Ngày 3/2/2021, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 13, ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa và các bộ, ngành liên quan xây dựng đề án báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép tỉnh thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về tổ chức bộ máy, biên chế.
Theo ông Tuấn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ. Bộ Nội vụ đang xem xét và chưa có ý kiến.
Ngày 20/3/2023 Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa ký quyết định “khung số lượng cấp phó của các sở, cơ quan ngang sở thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa”. Trong đó, có 8 đơn vị được giao động tăng thêm một phó, điều này khiến dư luận cho rằng Thanh Hóa đang “cầm đèn chạy trước ô tô”.
Về vấn đề này ông Tuấn cho biết, Trung ương giao cho tỉnh Thanh Hóa 57 phó giám đốc Sở. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh vẫn đang sử dụng cấp phó theo đúng khung Trung ương giao.
“Trong quyết định của tỉnh, có Sở từ 3 đến 4 phó, Sở 4 đến 5 phó, đây cũng chỉ là khung để bố trí cán bộ của từng thời điểm khác nhau. Tùy vào thời điểm, tình hình công việc để bố trí cấp phó, có thể Sở này tăng, Sở kia giảm. Tuy nhiên, cái quan trọng cuối cùng nhất là trong bất cứ lúc nào cũng không được vượt quá 57 phó giám đốc Sở mà Trung ương giao cho”, ông Tuấn nhấn mạnh.