Món đồ chơi hình xe máy có còi và lẫy bắn đạn được cho là nguyên nhân khiến bé trai 7 tuổi tử vong. Ảnh: Diệu Nam
Thiệt mạng vì... đồ chơi
Sự việc bé trai 7 tuổi tại thôn Đông (xã Thanh Tùng,ơiđồchơitrungQuốcbétraituổitửsoi kèo ngoại hạng anh đêm nay huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) tử vong vì tắc đường thở do đạn cao su từ món đồ chơi mới mua được tại một hàng quán gần trường tiểu học sau buổi chiều tan học một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh nên thận trọng và để ý tới những thứ con cái mình dùng.
Theo tìm hiểu của PV, món đồ chơi được cho là gây nên cái chết của bé trai 7 tuổi ở Hải Dươnglà một chiếc xe máy nhỏ bằng ngón tay cái người lớn. Quan sát, món đồ này vừa là chiếc xe máy, vừa có còi để thổi và một đầu có thể lắp đạn bằng cao su. Cùng với đó là một chiếc cần nảy làm cò bắn đạn.
Theo người nhà của bé, khi hai anh em nô đùa và giằng nhau thứ đồ chơi Trung Quốc này thì một tiếng “tách” phát ra từ chiếc cò của món đồ chơi mà chúng đang tranh giành. Sau đó bé trai khựng lại và xỉu dần, mặc dù được đưa đi cấp cứu ngay nhưng bé trai đã không qua khỏi.
Theo bác sỹ Đặng Thị Nhịp, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Miện (Hải Dương) bé trai 7 tuổi nhập viện trong tình trạng tim ngừng thở, các bác sĩ đã tiến hành các biện pháp cấp cứu nhưng bất thành.
Nguyên nhân tử vong được các bác sĩ kết luận là do dị vật xâm nhập đột ngột chèn vào khí quản của cháu dẫn đến co thắt khí quản đột ngột gây phù cấp dẫn đến xuất huyết màng dịch phổi. Dị vật đưa vào phổi của bé trai được xác định là đạn của món đồ chơi đã mua ở cổng trường trước đó.
Sẽ tiến hành kiểm tra
Trong danh mục các sản phẩm không được coi là đồ chơi được nêu trong Quy chuẩn QCVN 3:2009/BKHCN có đề cập đến các sản phẩm súng, trong đó có loại vũ khí mô phỏng trung thực không được xem là đồ chơi trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện không ít những sản phẩm đồ chơi hình khẩu súng có sử dụng đạn cao su, đạn nhựa dễ gây sát thương cho trẻ. Hầu hết các sản phẩm này đều không được chứng nhận hợp quy và được bán ở các cơ sở kinh doanh đồ chơi nhỏ lẻ, hàng rong nhưng lại được rất nhiều trẻ em ưa thích và mua sử dụng.
Trao đổi với Chất lượng Việt Nam,ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Hợp chuẩn Hợp quy - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) cho biết, đối với đồ chơi trẻ em chưa được hợp quy thì không được phép lưu thông trên thị trường, sản phẩm súng được đề cập ở trên không thuộc danh mục đồ chơi trẻ em phải hợp chuẩn, do đó người tiêu dùng nên thận trọng khi mua cho con em sử dụng các loại đồ chơi này.
"Trong trường hợp đồ chơi được thiết kế theo các hình thù như xe máy, con giống... mà có các phụ kiện có khả năng gây sát thương phải được cảnh báo trên nhãn và phải được chứng nhận đảm bảo an toàn. Với những sản phẩm không nhãn mác, bán trôi nổi trên thị trường là những sản phẩm không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng không nên mua và cho con em mình sử dụng", ông Linh nói.
Theo QCVN 3:2009/BKHCN những loại vũ khí mô phỏng trung thực như súng không được coi là đồ chơi
Theo Vụ trưởng Vụ Hợp chuẩn hợp quy, dịp Trung thu là thời điểm mặt hàng đồ chơi trẻ em được tiêu thụ mạnh, Tổng cục TCĐLCL đã có kế hoạch triển khai kiểm tra chất lượng mặt hàng này ở tất cả các địa phương trên cả nước. Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa của Tổng cục sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc này.
Về vụ việc bé trai 7 tuổi tử vong do đạn đồ chơi, ông Trịnh Đăng Hoàn, Chi cục trưởng Chi cục TCĐLCL Hải Dương cho biết, đơn vị này đang tiến hành kiểm tra, rà soát các điểm bán hàng nhỏ lẻ, nhất là các điểm xung quanh trường học và có những khuyến cáo đến với người tiêu dùng đối với đồ chơi trẻ em không đảm bảo chất lượng.
Cảnh giác với đồ chơi mèo máy Doremon biết nói Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng vừa phát đi thông báo về một số loại đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc với nhiều hình dạng, được gọi với các tên gọi khác nhau: Máy kể chuyện thông minh, máy kể chuyện Doremon, Chú mèo Tom kể chuyện... Theo cơ quan này, đây là loại đồ chơi không được chứng nhận hợp quy hoặc giả mạo chứng nhận hợp quy. Loại đồ chơi này có ngôn ngữ phản giáo dục, không phù hợp với trẻ em (nói bậy, ngôn ngữ kích động bạo lực...). Do vậy, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua và sử dụng loại đồ chơi này. |
Hiểm họa từ đồ chơi Trung Quốc