【h2+cuo】Người đàn ông cụt chân lênh đênh giăng lưới mưu sinh
Đối với những người lành lặn,ườiđnngcụtchnlnhđnhgiănglướimưh2+cuo việc lo miếng cơm, manh áo hàng ngày còn khó, thì với ông Lê Văn Ngỗng (Năm Ngỗng), ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, điều đó càng khó vạn lần, vì đôi chân đã không còn...
Ông Năm Ngỗng chuẩn bị đi giăng lưới để lo kế mưu sinh.
Lâu nay, người dân ở ấp Phương Thạnh đã quen với hình ảnh người đàn ông khuyết tật ngày ngày ngồi trên chiếc xuồng giăng từng tay lưới. Công việc giăng lưới vốn đơn giản, nhưng với ông đó là cả vấn đề, bởi ông bị tật cả hai chân, chỉ có thể di chuyển bằng tay, nên rất khó khăn, bất tiện. Trong căn nhà lá cũ kỹ, ông Năm Ngỗng vừa đi giăng lưới về, đầu tóc, mình mẩy còn lấm tấm sông nước. Nhìn thân hình gầy gò, di chuyển một cách khó nhọc của ông, mọi người không khỏi xót thương, bởi ông chỉ có thể đi lại bằng hai tay, nhưng đôi tay cũng yếu, hai cái ghế ngồi đồng hành cùng đôi tay giúp ông di chuyển. Ông Năm Ngỗng bộc bạch: “Đi lại bằng tay được vậy là mừng rồi, lúc trước chỉ sợ nằm một chỗ. Bây giờ không chỉ tự mình nấu cơm mà chú còn đi giăng lưới được nữa đó”.
Nhắc đến giăng lưới, ông Năm Ngỗng hồ hởi nói: “Nhờ có nghề này mà tôi mới kiếm sống được đó. Mỗi ngày đi giăng lưới, ngày nào may mắn cũng kiếm được 1kg cá, ngày ít cũng được vài con đổi gạo nấu cơm. Nếu không có nghề này, tôi cũng không biết phải xoay xở làm sao, bởi tôi tật nguyền, đi lại khó khăn”.
Khi hỏi về cuộc đời, dẫu ông cố gượng cười nhưng khóe mắt lại ngấn lệ. Ông kể, cách đây 34 năm, trong một lần đi công việc cá nhân, ông bị nổ mìn và mất đi đôi chân vĩnh viễn. Sau thời gian điều trị ở bệnh viện, vết thương dần lành lặn, nhưng ông lại mang nặng tâm lý mặc cảm, e ngại trước ánh mắt người khác nhìn mình. Song với bản tính rắn rỏi đã cho ông nghị lực, quyết tâm làm lại cuộc đời, không để ai phải thương xót. Từ ngày không còn đôi chân, ông quyết định tập đi bằng chính đôi tay, ông dùng 2 cái ghế con, ông chống tay lên nó tập đi. Những bước đi đầu tiên khó khăn, đôi tay chưa quen chẳng mấy chốc đã mỏi nhừ. Với lại, đường sá lúc ấy khi lại khó đi, nên việc tập luyện của ông đã khó càng thêm khó. Tuy nhiên, với quyết tâm, cố gắng hết mình, ông đã có thể di chuyển dễ dàng bằng chính đôi tay của mình. Dù tàn tật, nhưng ông Năm Ngỗng không bao giờ oán trách số phận. Trước cuộc sống nghèo khó, ông chọn nghề giăng lưới để kiếm sống, bởi nghề này không đòi hỏi ông phải đi đứng, ngồi trên xuồng cũng có thể làm được. Thế là từ đó, ông bắt đầu những ngày thức khuya dậy sớm, để giăng lưới kiếm cá.
Nhờ tính tình hiền lành, chịu thương, chịu khó, nên cũng có người để ý, kết tóc xe duyên, năm 37 tuổi ông cưới vợ. Hạnh phúc vỡ òa khi năm sau vợ chồng ông chào đón đứa con trai đầu lòng. Những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười với gia đình nghèo, nào ngờ, khi con trai được 1 tuổi, trong những lần cãi vã, vợ ông đã ẵm con ra đi, vậy là suốt 25 năm qua ông một mình thui thủi trong căn nhà vắng. Mắt nhìn xa xăm, ông Năm Ngỗng tâm sự: “Mình tật nguyền không lo được cho vợ con, chỉ làm gánh nặng mà thôi. Chỉ mong vợ con có cuộc sống tốt hơn...”.
Vợ con bỏ đi, ông càng vùi mình vào công việc để tìm quên. Trong thời gian đó, ông không ngại khó nhọc, suốt ngày lênh đênh trên xuồng giăng lưới. Cũng bởi di chuyển bằng tay, nên mỗi lần lên xuống xuồng ông Năm Ngỗng gặp không ít khó khăn, trở ngại, nhất là những khi xuồng lắc chông chênh. Quả thật, đứng nhìn ông ngồi trên chiếc xuồng thả từng tay lưới, ai cũng hồi hộp cho sự an toàn của ông. Ông Năm Ngỗng nhớ lại: “Có những lần đi giăng lưới, nhất là trời mưa gió, ngồi trên xuồng sóng vỗ mạnh, không giữ được thăng bằng tôi đã bị té xuống sông. Khi ấy, cũng may có người dân nhìn thấy vớt tôi lên giùm, nếu không chắc theo ông theo bà rồi. Tôi lội chập chũm được, nhưng yếu lắm...”.
Dẫu có nhiều “tai nạn nghề nghiệp”, nhưng ngày qua ngày, từ tờ mờ sáng cho đến xế chiều, ông Năm Ngỗng vẫn đi giăng lưới. Ông chỉ có niềm mong ước duy nhất là kiếm được nhiều cá, để lo miếng cơm manh áo hàng ngày, ngoài ra, còn dành dụm chút đỉnh để phòng khi trái gió trở trời, bệnh hoạn, hay những khi trời mưa gió chẳng thể đi giăng lưới.
Sống có một mình, nên những khi đau ốm không thể giăng lưới, thì ông Năm Ngỗng lại buồn tủi cho số phận của mình. Ông Năm Ngỗng tâm sự: “Số phận chú không được may mắn như người khác, chú luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên. Ngày nào còn sức khỏe, chú vẫn tiếp tục đi giăng lưới để tự nuôi bản thân”. Cứ thế, dù nắng hay mưa, ngày nào cũng vậy, ông cũng bơi xuồng giăng lưới, làm mọi việc để lo kế mưu sinh cho bản thân...
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
-
Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk NôngHụt hẫng vì trường đại học yêu thích bỏ hình thức xét học bạ'Rong ruổi' hay 'dong duổi', từ nào mới đúng chính tả?Câu hỏi trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia khiến thí sinh 'toát mồ hôi'Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn NhấtLịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP.HCMNâng cao nhận thức cho sinh viên trên không gian mạngNhiều người tranh cãi: 'Di dời' hay 'di rời'?Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”Hơn 20 trường đại học chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025, nhiều nhất gần 1 tháng
下一篇:Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- ·Bài toán siêu khó, chỉ 1% người giải được
- ·90% người viết sai chính tả: 'Trưng diện' hay 'chưng diện'?
- ·Thầy giáo nổi tiếng sử Việt, từng khóc đến mù mắt vì thương mẹ là ai?
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Lương giáo viên các cấp hiện nay thế nào?
- ·Trường đại học đầu tiên chốt thưởng Tết 2025, lao công nhận bằng mức hiệu trưởng
- ·Địa phương nào tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất Việt Nam?
- ·Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- ·Nam sinh lớp 9 bị ép bốc đất ăn: Hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án
- ·5 học sinh trường Newton vào đội tuyển thi quốc gia của Hà Nội
- ·Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP.HCM
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·'Đơn phương độc mã' hay 'đơn thương độc mã' mới chuẩn thành ngữ
- ·Nam sinh lớp 9 ở Nghệ An bị ép ăn đất: Công an điều tra
- ·Tái diễn tuyển sinh 'chui' lớp 10 ở Hà Nội
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·'Nữ giảng viên cơ bắp' gây sốt mạng xã hội ở Trung Quốc
- ·Từ người chăn trâu trở thành quân sư kiệt xuất cho chúa Nguyễn, ông là ai?
- ·Vị tướng nào dùng 'trâu lửa' phá vòng vây, đánh bại đội quân chúa Trịnh?
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Những lợi ích khi lựa chọn hình thức thi IELTS trên máy tính
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Sát sao' hay 'sát xao'?
- ·Những lợi ích khi lựa chọn hình thức thi IELTS trên máy tính
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·Hải Phòng hỗ trợ phí đào tạo 9 nghề trên địa bàn thành phố
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Trao 59 sổ tiết kiệm trị giá hơn 1,7 tỷ cho trẻ mồ côi ở Lào Cai do bão Yagi
- ·Thủ lĩnh đội quân ăn mày nổi tiếng trong sử Việt là ai?
- ·'Nữ giảng viên cơ bắp' gây sốt mạng xã hội ở Trung Quốc
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·Trích xuất camera phát hiện cô giáo đánh nhiều học sinh
- ·Vị tướng nào dùng 'trâu lửa' phá vòng vây, đánh bại đội quân chúa Trịnh?
- ·Bài toán siêu khó, chỉ 1% người giải được
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·'Con tôi khóc cả đêm sau khi tham gia lễ hội Halloween ở trường'