Tối đa hóa mục đích sử dụng đất nông nghiệp Theảiđadạnghóamụcđíchsửdụngđấtnôngnghiệsoi keo irano Bộ trưởng Trần Hồng Hà, TP.HCM là siêu đô thị, đầu tàu về kinh tế, khoa học, công nghiệp, thương mại, dịch vụ… nhưng có tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm tới 53,39% là quá lớn. Ông cho rằng, đây là một vấn đề cần nghiên cứu để làm sao tối ưu hóa sử dụng đất nông nghiệp cho nguồn lực phát triển kinh tế. Theo ông, hiện nay, bên cạnh cơ chế đang thực hiện thì đối với đất nông nghiệp có thể sử dụng đa mục đích. Điều này sẽ tăng hiệu quả đất đai, để người sử dụng khai thác quỹ đất này lớn hơn. Ông cũng yêu cầu TP.HCM nên nghiên cứu một cơ chế nào đó để tỷ lệ đất nông nghiệp hiện nay phù hợp với một thành phố công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Còn giữ tỷ lệ như hiện tại (53,39%) là quá lớn. “Ở đây tôi muốn nói, không nên coi đất nông nghiệp chỉ là đơn thuần làm kinh tế nông nghiệp, mà nên coi đất nông nghiệp là không gian về môi trường và sinh thái”, ông Hà chia sẻ. Tư lệnh ngành TN-MT cũng chỉ rõ, với đất nông nghiệp, đa mục đích không chỉ nông nghiệp đa mục đích mà còn là dịch vụ, như du lịch về nông nghiệp, thương mại về nông nghiệp và sản xuất dược liệu trong lâm nghiệp. Theo ông, tinh thần của Luật Đất đai bây giờ cũng theo hướng này. Ngoài vấn đề đất nông nghiệp, theo Bộ trưởng Hà, đối với TP.HCM thì bài toán quy hoạch là hết sức quan trọng. Vì hiện nay, TP đang đối mặt với những vấn đề tắc nghẽn như giao thông, triều cường, ngập lụt… Trong quy hoạch phải xử lý một cách căn cơ, bất cứ quy hoạch nào cũng phải đủ trình độ để xử lý các vấn đề tắc nghẽn nói trên. Ông Hà cũng thừa nhận, để thực hiện các vấn đề này thì với cơ chế hiện hành sẽ không làm được. Muốn làm được, đầu tiên phải điều tra được địa chất thủy văn và địa chất công trình trên toàn bộ Thành phố. Phải xác lập được dữ liệu về đo đạc bản đồ số để xác định độ cao trên toàn bộ cốt nền của TP. Theo ông, TP.HCM có địa chất nền yếu và thấp, đòi hỏi phải có quy hoạch căn cơ là điều cần thiết. Hiện nước biển đang dâng nên TP.HCM phải tính đến vấn đề này. Phải tiến hành một cách bài bản mới quản lý được đô thị. TP.HCM đẩy nhanh việc chuyển đất trồng lúa sang đất dự án Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo UBND Thành phố danh mục các dự án cần thu hồi đất, dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn, chuẩn bị trình HĐND kỳ họp tới. Nếu được HĐND Thành phố thông qua, TP.HCM sẽ thu hồi 768ha đất để thực hiện các dự án và chuyển mục đích sử dụng gần 1.500ha đất trồng lúa cho người dân. Trước đó, kể từ khi Nghị quyết 54 (Nghị quyết về cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM) được thông qua năm 2017, UBND TP đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, lập danh mục các dự án chuyển mục đích trồng lúa, trình HĐND TP thông qua 32 dự án trên 10ha đất trồng lúa với tổng diện tích hơn 1.843ha. Cụ thể, tháng 7/2018, HĐND TP đã thông qua 28 dự án chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất trồng lúa với tổng diện tích hơn 1.722ha. Trong năm 2018 và năm 2019, HĐND TP tiếp tục thông qua 4 dự án chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất trồng lúa với tổng diện tích hơn 120ha. Trong buổi giám sát của HĐND về Nghị quyết 54, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, Nghị quyết 54 giúp thành phố được chủ động, xem xét chuyển mục đích các dự án sử dụng trên 10ha đất trồng lúa giúp rút ngắn thời gian thực hiện và đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Điều này đảm bảo việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt có hiệu quả, tạo nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Ông cho rằng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng một lượng lớn đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sẽ bổ sung quỹ đất sạch vốn đang rất khan hiếm cũng như tạo sự bứt phá cho kinh tế TP.HCM. Bên cạnh đó, TP.HCM đã và đang xây dựng Đề án chuyển các huyện lên quận hoặc thành phố trực thuộc TP.HCM thì nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để phát triển đô thị từ các huyện này khá lớn. Mới đây, trong một hội thảo góp ý về sửa đổi Luật Đất đai, Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng đề xuất Trung ương cần phân cấp cho HĐND TP được quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất trồng lúa; Rút ngắn thời gian thông báo đối với đất nông nghiệp từ 3 tháng xuống còn 1 tháng, đất ở từ 6 tháng xuống còn 3 tháng; Phân cấp việc xác định giá đất để bồi thường, hỗ trợ cho UBND cấp huyện thực hiện... TP.HCM ‘lúng túng’ khi cấp sổ cho người mua đất nông nghiệp bằng giấy tayTrong khi nhiều hộ dân tự tách thửa đất nông nghiệp, tự chuyển mục đích sử dụng đất hoặc mua đất nông nghiệp bằng giấy tay mong muốn được cấp giấy chứng nhận, cơ quan quản lý lại chưa có hướng giải quyết. |