【keo bong da ma cao】3 sai lầm khi rửa bát khiến cả nhà rước bệnh

 人参与 | 时间:2025-01-10 18:44:09

3 sai lầm khi rửa bát khiến cả nhà rước bệnh

(Dân trí) - Các thói quen nhỏ nhặt trong việc rửa bát đĩa, nếu thực hiện không đúng cách, có thể gây ra những hậu quả lớn cho sức khỏe gia đình.

Nhiều người chủ quan trước những thói quen nhỏ nhặt sau bữa ăn mà không nhận ra rằng chúng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khỏe.

Việc không rửa bát ngay, không thay miếng rửa bát hay không rửa bát đúng cách đều làm gia tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, nấm mốc và các chất độc hại.

Những vi khuẩn và chất độc này, nếu tích tụ trong cơ thể theo thời gian, sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như viêm nhiễm tiêu hóa, ngộ độc, và thậm chí là ung thư.

Ngâm bát đĩa trong bồn rửa quá lâu

Ngâm bát đĩa bẩn trong bồn rửa nhiều giờ sau khi ăn là một thói quen phổ biến ở nhiều gia đình.

Ngâm bát đĩa quá lâu trong bồn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (Ảnh: Getty).

Theo nghiên cứu từ Đại học Arizona (Mỹ), bồn rửa, thớt và miếng rửa bát là các vật dụng có thể chứa vi khuẩn nhiều hơn cả bồn cầu trong nhà vệ sinh. Một chiếc thớt bẩn có thể chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn bồn cầu gấp 200 lần, trong khi đó vòi nước bồn rửa bát cũng chứa vi khuẩn nhiều hơn 44 lần.

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, vi khuẩn như E. coliSalmonellacó thể sinh sôi và lan truyền nhanh chóng trong bồn rửa, nhất là khi chúng tiếp xúc với không khí ẩm ướt.

Nếu bát đũa bẩn bị ngâm 1-4 giờ sau khi ăn, số lượng vi khuẩn có thể tăng gấp nhiều lần, đạt đến ngưỡng một tỷ con trong vòng 10 giờ. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏehệ tiêu hóa, gây ra các bệnh tiêu hóa nguy hiểm và có thể tăng nguy cơ mắc ung thư nếu tiếp tục duy trì lâu dài.

Không thường xuyên thay mới miếng rửa bát

Miếng rửa bát cũng là một "ổ vi khuẩn" tiềm ẩn nếu không được vệ sinh và thay thế thường xuyên.

Miếng rửa bát cũ có thể là ổ vi khuẩn (Ảnh: Getty).

Theo một nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Sinh học Fraunhofer tại Đức, mỗi cm² của miếng rửa bát có thể chứa tới 45 tỷ vi khuẩn, bao gồm các vi khuẩn gây bệnh phổ biến như: E. coliSalmonella.

Một miếng rửa bát không sạch sẽ vô tình khiến vi khuẩn bám vào bát đĩa ngay khi chúng ta rửa sạch, gây nguy cơ lây nhiễm ngược lại khi sử dụng các vật dụng này trong những bữa ăn tiếp theo.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, miếng rửa bát ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Do đó, việc thay mới miếng rửa bát mỗi tuần một lần là rất quan trọng để duy trì vệ sinh trong nhà bếp.

Nếu bạn sử dụng miếng rửa bát kháng khuẩn hoặc có thể giặt bằng nước nóng, hãy giặt ít nhất mỗi tuần để giảm thiểu vi khuẩn.

Không rửa bát đúng cách

Rửa bát đúng cách tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng không phải ai cũng nắm rõ các biện pháp an toàn.

Khi rửa bát có nhiều lưu ý quan trọng (Ảnh: Getty).

Theo Brightside, khi mua bát đĩa mới, nên đun sôi chúng trong 30 phút để khử trùng trước khi sử dụng. Ngoài ra, các loại bát đĩa có mùi hoặc không sạch có thể được ngâm trong giấm hoặc nước trà khoảng 30 phút để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi.

Một lưu ý quan trọng khác là không nên lạm dụng các chất tẩy rửa như baking soda hoặc axit citric để tránh hư hại bề mặt và chất liệu của bát đĩa.

Sử dụng khăn khô lau sạch bát đĩa sau khi rửa hoặc phơi dưới nắng là cách hiệu quả để ngăn chặn nấm mốc phát triển và sản sinh aflatoxin, một độc tố có khả năng gây ung thưgan.

Một nghiên cứu từ Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho thấy, nếu bát đĩa còn ẩm được xếp chồng lên nhau, nấm mốc dễ dàng phát triển và sản sinh độc tố aflatoxin. Aflatoxin là một chất gây ung thư đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm I - có khả năng gây ung thư ở người, đặc biệt là ung thư gan.

Theo WHO, aflatoxin sinh ra từ nấm mốc có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan nếu tích tụ lâu dài trong cơ thể. Do đó, sau khi rửa, nên lau khô bát đĩa bằng khăn sạch hoặc phơi dưới nắng để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc và đảm bảo vệ sinh an toàn cho gia đình.

顶: 4踩: 5958